Được làm việc trong một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Apple, Google hay Microsoft luôn là niềm mơ ước của nhiều nhưng tất nhiên để được vào làm nhân viên ở đây luôn là một quá trình lâu dài và nghiêm ngặt.
Nếu như tại Apple các ứng cử viên phải “một vài lần quay lại”, thậm chí là mất đến “một vài năm” mới được tuyển vào vị trí mà mình ứng cử thì văn hóa của Facebook là các kỹ sư đi trả lời phỏng vấn đều có thể “ăn mặc thoải mái nhất có thể” như áo phông và quần jean.
Trang web dữ liệu nghề nghiệp Comparably đã khảo sát trên 6.463 nhân viên tại 5 công ty công nghệ Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft để hiểu hơn về trải nghiệm phỏng vấn xin việc của các ứng cử viên tại đây.
Đây là cách nhân viên được khảo sát đánh giá quá trình phỏng vấn tại 5 công ty này:
1. Apple và Microsoft được đánh giá tạo ra quá trình phỏng vấn tốt nhất
Với thang điểm tổng thể là 100 để đánh giá về quá trình phỏng vấn, Apple và Micosoft ở vị trí số 1 với 90/100 điểm, theo sau là Google với 88/100, Amazon với 87/100 điểm và xếp cuối cùng là Facebook với 83/100.
2. Phỏng vấn tại Google là khó nhất
Các nhân viên của Google trong quá trình khảo sát đều cho rằng quá trình phỏng vấn tại đây đều khó hoặc vô cùng khó. Ngược lại, 30% nhân viên Amazon mô tả quá trình phỏng vấn của mình đều ở mức độ dễ hoặc rất dễ dàng.
Đây là bảng so sánh tỷ lệ % về mức độ khó – dễ (mỗi công ty được đặt ở tỷ lệ 100%) khi trả lời phỏng vấn tại 5 công ty công nghệ cao, được chia làm 5 mức độ từ “Rất khó -Rất dễ”:
3. Nhiều nhân viên đã nhận được việc thông qua đăng ký, phỏng vấn online
Ngoại trừ Google và Microsoft thì rất nhiều ứng cử viên đã được nhận vào làm việc thông qua đăng ký trực tuyến. Trong đó Facebook có tỷ lệ cao nhất.
Sau đây là bảng so sánh tỷ lệ % các nhân viên được nhận vào các công ty thông qua 5 hình thức tuyển dụng: Ứng cử trực tuyến, Giới thiệu, Trúng tuyển qua nhà tuyển dụng, Khác và qua Kết nối mạng (tìm kiếm ứng cử viên qua mạng):
4. Microsoft hồi đáp kết quả phỏng vấn nhanh nhất
Nhân viên làm việc tại trụ sở Microsoft.
Nếu như phải mất đến 2 tuần mới nhận được kết quả phỏng vấn từ Google thì với Micrsoft thậm chí chỉ mất có 1 ngày:
Đây là thời gian trả lời kết quả phỏng vấn từ 5 công ty:
5. Tại Facebook và Google, các ứng cử viên phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn nhất trước khi được vào làm
Nhân viên làm việc tại trụ sở của Facebook ở Ấn Độ.
Tại Google, các ứng cử viên có thể phải trải qua 5 cuộc phỏng vấn trở lên mới được nhận vào làm việc. Tuy nhiên tại Amazone các nhân viên tiềm năng có khi chỉ cần một đến 2 cuộc phỏng vấn. So sánh số lượng các cuộc phỏng vấn diễn ra tại 5 công ty:
6. Các ứng cử viên Facebook và Google bắt đầu “yêu” công ty ngay từ khi phỏng vấn
Nhân viên Google tại buổi diễu hành dành cho người LGBT.
Nhân viên đang làm việc tại Facebook và Google cho biết đã bắt đầu có cảm tình tốt về văn hóa của công ty trong quá trình phỏng vấn. Cụ thể, 85% nhân viên nhân viên Facebook đều yêu thích văn hóa công ty mình, trong khi nhân viên Apple lại cảm thấy bị chia rẽ nhiều hơn trong công ty khi có tới 46% (thấp nhất) số người trả lời “Có” cảm tình với công ty.
Đây là tỷ lệ câu trả lời “Có” hoặc “Không” của nhân viên tại 5 hãng có cảm tình với văn hóa công ty mình hay không:
Theo Quỳnh Như/Business Insider (ICT News)
Nếu như tại Apple các ứng cử viên phải “một vài lần quay lại”, thậm chí là mất đến “một vài năm” mới được tuyển vào vị trí mà mình ứng cử thì văn hóa của Facebook là các kỹ sư đi trả lời phỏng vấn đều có thể “ăn mặc thoải mái nhất có thể” như áo phông và quần jean.
Trang web dữ liệu nghề nghiệp Comparably đã khảo sát trên 6.463 nhân viên tại 5 công ty công nghệ Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft để hiểu hơn về trải nghiệm phỏng vấn xin việc của các ứng cử viên tại đây.
Đây là cách nhân viên được khảo sát đánh giá quá trình phỏng vấn tại 5 công ty này:
1. Apple và Microsoft được đánh giá tạo ra quá trình phỏng vấn tốt nhất
Với thang điểm tổng thể là 100 để đánh giá về quá trình phỏng vấn, Apple và Micosoft ở vị trí số 1 với 90/100 điểm, theo sau là Google với 88/100, Amazon với 87/100 điểm và xếp cuối cùng là Facebook với 83/100.
2. Phỏng vấn tại Google là khó nhất
Các nhân viên của Google trong quá trình khảo sát đều cho rằng quá trình phỏng vấn tại đây đều khó hoặc vô cùng khó. Ngược lại, 30% nhân viên Amazon mô tả quá trình phỏng vấn của mình đều ở mức độ dễ hoặc rất dễ dàng.
Đây là bảng so sánh tỷ lệ % về mức độ khó – dễ (mỗi công ty được đặt ở tỷ lệ 100%) khi trả lời phỏng vấn tại 5 công ty công nghệ cao, được chia làm 5 mức độ từ “Rất khó -Rất dễ”:
3. Nhiều nhân viên đã nhận được việc thông qua đăng ký, phỏng vấn online
Ngoại trừ Google và Microsoft thì rất nhiều ứng cử viên đã được nhận vào làm việc thông qua đăng ký trực tuyến. Trong đó Facebook có tỷ lệ cao nhất.
Sau đây là bảng so sánh tỷ lệ % các nhân viên được nhận vào các công ty thông qua 5 hình thức tuyển dụng: Ứng cử trực tuyến, Giới thiệu, Trúng tuyển qua nhà tuyển dụng, Khác và qua Kết nối mạng (tìm kiếm ứng cử viên qua mạng):
4. Microsoft hồi đáp kết quả phỏng vấn nhanh nhất
Nhân viên làm việc tại trụ sở Microsoft.
Nếu như phải mất đến 2 tuần mới nhận được kết quả phỏng vấn từ Google thì với Micrsoft thậm chí chỉ mất có 1 ngày:
Đây là thời gian trả lời kết quả phỏng vấn từ 5 công ty:
5. Tại Facebook và Google, các ứng cử viên phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn nhất trước khi được vào làm
Nhân viên làm việc tại trụ sở của Facebook ở Ấn Độ.
Tại Google, các ứng cử viên có thể phải trải qua 5 cuộc phỏng vấn trở lên mới được nhận vào làm việc. Tuy nhiên tại Amazone các nhân viên tiềm năng có khi chỉ cần một đến 2 cuộc phỏng vấn. So sánh số lượng các cuộc phỏng vấn diễn ra tại 5 công ty:
6. Các ứng cử viên Facebook và Google bắt đầu “yêu” công ty ngay từ khi phỏng vấn
Nhân viên Google tại buổi diễu hành dành cho người LGBT.
Nhân viên đang làm việc tại Facebook và Google cho biết đã bắt đầu có cảm tình tốt về văn hóa của công ty trong quá trình phỏng vấn. Cụ thể, 85% nhân viên nhân viên Facebook đều yêu thích văn hóa công ty mình, trong khi nhân viên Apple lại cảm thấy bị chia rẽ nhiều hơn trong công ty khi có tới 46% (thấp nhất) số người trả lời “Có” cảm tình với công ty.
Đây là tỷ lệ câu trả lời “Có” hoặc “Không” của nhân viên tại 5 hãng có cảm tình với văn hóa công ty mình hay không:
Theo Quỳnh Như/Business Insider (ICT News)