Xét trên khía cạnh lý thuyết
Chiếc Ryzen 7 2700X chúng tôi đang sở hữu ở đây có mức xung nhịp cơ bản gần như tương đồng với Intel Core i7- 8700k là 3.7GHz. Tuy nhiên thì sự khác nhau lớn nhất về tốc độ lại nằm ở 2 yếu tố là mức xung Turbo và số nhân số luồng. Với i7-8700k thì xung Turbo lại vượt trội hơn hẳn là 4.7GHz và với khả năng ép xung của mình thì việc lên được 5 hay 5.2GHz. Đây đúng là một bài toán về hiệu năng đơn nhân nếu so sánh với mức turbo chỉ khiêm tốn ở 4.3GHz của Ryzen 7 2700X. Thế nhưng với 8 nhân và 16 luồng xử lý thì 2700X chắc chắn sẽ đánh bật i7-8700K ở những tác vụ đa nhân như mã hóa và đồ họa Ngoài ra thì lượng cache có trên 2700X là 20MB lớn hơn 12MB trên 8700K cũng là một chút khác biệt khiến cho 2700X trên lý thuyết, sẽ được đánh giá cao hơn là i7-8700k trong cùng tầm giá.
Cấu hình thử nghiệm
Main: Asrock X470 Taichi Ultimate Bios ver 1.30
CPU: AMD Ryzen 7 2700X @4.3GHz
RAM: G.Skill Sniper X DDR4 2x8GB bus 3400MHz
VGA: Palit GeForce GTX 1070Ti 8GB
SSD: Plextor M8PeY 1TB
PSU: Seasonic Prime Gold 1000W
Cấu hình thử nghiệm của chúng tôi sử dụng một trong những chiếc bo mạch chủ tốt nhất trên thị trường hiện nay là Asrock X470 Taichi Ultimate với dàn phase điện cực khủng và chất lượng build rất thích hợp để OC.
RAM thì cho đến thời điểm này vẫn luôn là vấn đề với AMD Ryzen. Chính vì thế, để tránh những xung đột không đáng có chúng tôi đã dựa vào QVL của X470 để lựa chọn bộ RAM tương thích nhất với hệ thống và G.Skill SniperX chính là một mảnh ghép hoàn hảo cho hệ thống test.
Bài test 1: Nhiệt độ vận hành cùng tản nhiệt cơ bản của AMD Wraith Prism

Với những CPU thuộc phân khúc cao cấp như i7-8700K hay 1700X, 1800X và 2700X thì bên cạnh một hiệu năng vượt trội thì khả năng sinh nhiệt của nó cũng không hề kém cạnh. Đó chính là lý do tại sao chúng ta không hề thấy có tản nhiệt trong hộp của những chiếc CPU này. Thế nhưng khi Ryzen 2000 Series được ra mắt thì chúng ta đã được thấy một giải pháp tản nhiệt hoàn toàn khác do chính AMD cung cấp cho người dùng.
Những tản nhiệt top down này không chỉ cung cấp khả năng tản nhiệt cực cao cấp với hệ thống lá nhôm và 4 ống đồng lớn. Mà đây còn là chiếc tản khí LED RGB đẹp nhất từ trước đề nay mà chúng tôi được chiêm ngưỡng. Chưa hết, khả năng tương thích của Wraith Prism sẽ rất phong phú với các chuẩn LED trên bo mạch chủ như Asrock, MSI, Gigabyte, Asus, Biostar. Đây quả thực là một khả năng bắt kịp xu thế cực tốt của AMD khi họ đã biết tạo ra những thứ hấp dẫn game thủ hơn cả Intel đã từng làm.
Trong quá trình thực hiện các bài test, chúng tôi đã cho CPU 8 nhân 16 luồng với mức xung rất cao này hoạt động hết công suất nhưng nhiệt đo được lại vô cùng khả quan khi sensor chỉ đo được chỉ khoảng 33 độ độ và 78 độ khi đạt đỉnh. Với kết quả này Ryzen 2700X đã hoàn toàn xóa được định kiến xưa nay là cứ CPU AMD là nóng. Phải nói thêm là những công cụ đọc sensor nhiệt trên bo mạch chủ mà không được cập nhật thường xuyên thì sẽ luôn cho ra kết quả nhiệt độ vô cùng cao. Đôi khi lên đến trên 100 độ C. Chính vì vậy, nếu có ý định kiểm tra nhiệt độ CPU thì các bạn nên sử dụng những phần mềm có bản cập nhật mới nhất từ ngày 19/4/2018 trở về sau.
Bài test 2: Khả năng ép xung
Với mức xung cực đại là 4.3Ghz như đã giới thiệu trên vỏ hộp của Ryzen 7 2700X thì chúng tôi cũng khá vất vả khi phải sử dụng tùy chỉnh bios bằng tay để có thể đạt được kết quả cao nhất theo thông số của nhà sản xuất. Còn để lên cao hơn thì có lẽ phải sử dụng một giải pháp tản nhiệt tốt hơn nhưng lượng điện năng tiêu thụ cũng là một vấn đề rất cần phải chú ý.
Bài test 3: Benchmark
Đầu tiên là khả năng render với Cinebench R15, ở mức xung cao nhất mà chúng tôi đạt được là 4.3Ghz thì số điểm thu được là 1900cb. Đây là kết quả khá cao, cao hơn rất nhiều so với 1700x và 1800x và tất nhiên là với đối trọng 8700K trong cùng tầm giá thì 2700X thừa sức cho chiếc CPU này hít khói ở mảng Render phim ảnh.
Còn với những tác vụ đơn nhân thì 2700x có chút thua thiệt với 8700k khi chỉ đạt được 176cb mà thôi.
Với 7-zip benchmark thì 2700X mới chứng tỏ đươc sự vượt trội của mình với người tiền nhiệm và cả đối thủ của mình. 2700X dễ dàng cho những cái tên bên dưới hít khói khi thực hiện tác vụ nén và giải nén.
Ở bài test Blender phiên bản 2.79a thì chúng ta lại được quay lại với lĩnh vực Render. Ở Preset BMW, chúng tôi thấy được sự vượt trội thực tế về mặt thời gian khi sử dụng 2700X với 8700K
Bài test 4: Gaming cùng Ryzen 7 2700X
Có vẻ AMD Ryzen không có thế mạnh về Gaming do đa phần những tác vụ về gaming chủ yếu dựa trên xung và số nhân. Nhưng điều đó không có nghĩa là Ryzen 2700X không thể chơi game mượt. Những kết quả dưới đây sẽ cho bạn thấy 2700X vẫn rất tuyệt vời như thế nào.

Tổng kết:
Từ những thử nghiệm trên cho thấy 2700X khá thích hợp với những “thanh niên nghiêm túc”. Đây chỉ là cách ví von đơn thuần cho những người dùng yêu cầu hệ thống thiên về công việc hơn là chơi game. Trong tầm giá 9-10 triệu đồng hiện nay thì có lẽ không mấy chiếc CPU có thể sánh ngang với 2700X. Đây là một chiếc CPU khá đa dụng khi vừa có thể vận hành như một Workstation vừa có thể chơi game mạnh mẽ như một chiếc PC. Tuy nhiên thì không có cái gì là hoàn hảo cả, bản thân AMD Ryzen cũng vậy. Việc khiển RAM bus cao còn gặp một số tồn tại đang chờ được giải quyết cùng với mức xung thấp có lẽ sẽ khiến nhiều người lăn tăn. Tiềm năng của AMD Ryzen còn rất lớn và chúng tôi sẽ tiếp tục chờ đợi những bản nâng cấp tiếp theo của loạt CPU ngôi sao này.