Theo báo Daily Mail, dự án phát triển camera tích hợp AI nhận biết chuyển động của con người này có tên là RF-Pose.
Theo đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng hàng ngàn đoạn clip ghi lại các hoạt động di chuyển khác nhau của con người cùng với những tín hiệu vô tuyến tương ứng của các hành động đó để “huấn luyện” phần mềm AI của camera thông minh.
Cách làm này giúp phần mềm AI nhận ra mối liên hệ giữa các thay đổi của sóng radio với từng cử động của con người ra sao.
Theo đó hệ thống phần mềm AI sử dụng các tần số sóng vô tuyến để nhận biết chuyển động, từ đó giúp nó có khả năng “nhìn” thấy mọi người đi lại, nhảy lên hay ngồi xuống, ngay cả khi không thể nhìn thấy trực tiếp họ bằng mắt.
Mặc dù mọi người người có thể e ngại việc camera này có thể bị sử dụng vào mục đích theo dõi người khác, song các nhà nghiên cứu hy vọng có thể ứng dụng nó trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho con người, đặc biệt là người lớn tuổi.
Chẳng hạn người ta có thể sử dụng loại camera thông minh này trong các nhà dưỡng lão để có thể biết ngay khi ai đó chẳng may té ngã trong các phòng đóng kín cửa.
Trong hơn một thập kỷ, giáo sư Dina Katabi thuộc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính (CSAIL) tại MIT đã phụ trách một nhóm nghiên cứu tập trung vào việc phát triển một hệ thống cho phép con người có thể nhìn xuyên tường.
RF-Pose là công trình mới nhất của họ và nhóm nghiên cứu dự định trình bày dự án này tại hội nghị khoa học công nghệ ở thành phố Salt Lake bang Utah cuối tháng này.
Hệ thống camera AI có khả năng theo dõi cử động của nhiều người cùng lúc, có thể hoạt động trong điều kiện môi trường hoàn toàn tối đen và chỉ sử dụng các tín hiệu mạng không dây.
Theo đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng hàng ngàn đoạn clip ghi lại các hoạt động di chuyển khác nhau của con người cùng với những tín hiệu vô tuyến tương ứng của các hành động đó để “huấn luyện” phần mềm AI của camera thông minh.
Cách làm này giúp phần mềm AI nhận ra mối liên hệ giữa các thay đổi của sóng radio với từng cử động của con người ra sao.
Theo đó hệ thống phần mềm AI sử dụng các tần số sóng vô tuyến để nhận biết chuyển động, từ đó giúp nó có khả năng “nhìn” thấy mọi người đi lại, nhảy lên hay ngồi xuống, ngay cả khi không thể nhìn thấy trực tiếp họ bằng mắt.
Mặc dù mọi người người có thể e ngại việc camera này có thể bị sử dụng vào mục đích theo dõi người khác, song các nhà nghiên cứu hy vọng có thể ứng dụng nó trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho con người, đặc biệt là người lớn tuổi.
Chẳng hạn người ta có thể sử dụng loại camera thông minh này trong các nhà dưỡng lão để có thể biết ngay khi ai đó chẳng may té ngã trong các phòng đóng kín cửa.
Trong hơn một thập kỷ, giáo sư Dina Katabi thuộc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính (CSAIL) tại MIT đã phụ trách một nhóm nghiên cứu tập trung vào việc phát triển một hệ thống cho phép con người có thể nhìn xuyên tường.
RF-Pose là công trình mới nhất của họ và nhóm nghiên cứu dự định trình bày dự án này tại hội nghị khoa học công nghệ ở thành phố Salt Lake bang Utah cuối tháng này.
Hệ thống camera AI có khả năng theo dõi cử động của nhiều người cùng lúc, có thể hoạt động trong điều kiện môi trường hoàn toàn tối đen và chỉ sử dụng các tín hiệu mạng không dây.