Trong thời đại 4.0, robot phục vụ trở thành một mánh lới PR hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực.
Flippy – tên một cánh tay robot chuyên… lật thịt hamburger để mua vui cho khách quan tại quán CaliBurger, Los Angeles, là một ví dụ điển hình. Flippy không chỉ biểu diễn cho vui, mà cánh tay này được lập trình tự động để có thể hoàn thiện mọi công đoạn trong quá trình chuẩn bị một chiếc Burger. 
Không chỉ có mình Flippy, những chú robot đầu bếp như thế này chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ đứng phục vụ trong khu vực bếp tại các nhà hàng khắp nơi trên thế giới.
Flippy – cánh tay robot chuyên lật thịt hamburger
Cuoc xam lang khong may ngot ngao cua robot dau bep thoi 4.0Những cánh tay robot làm việc trong một số nhà bếp trên thế giới
Cuoc xam lang khong may ngot ngao cua robot dau bep thoi 4.0Con robot này có kích cỡ của một xe đẩy hàng, chiếm khoảng 2m vuông diện tích. Khách hàng sẽ gửi yêu cầu của họ thông qua một thiết bị máy tính bảng. Họ có thể tùy chỉnh mọi thứ từ độ chín của bánh cũng như loại pho-mát hay nguyên liệu tăng thêm mà họ muốn.

Robot sau đó sẽ nghiền nguyên liệu, tạo hình rồi nướng chúng (quá trình được theo dõi bởi 11 bộ phận cảm ứng nhiệt). Chúng sẽ bổ cà chua và bào pho-mát, cắt lát và thêm bơ cho bánh mì nếu khách yêu cầu. Cuối cùng robot này bỏ hàng vào túi và giao cho khách hàng.
Nghe thì công việc của chú robot có vẻ đơn giản, nhưng để đáp ứng khả năng làm việc trong một nhà bếp cực kỳ bận rộn thì quá trình cài đặt và lập trình đã tiêu tốn của các nhà khoa học tới 8 năm để hoàn thành.
Họ phải điều chỉnh từ những thao tác nhỏ nhất của robot, như thái cà chua mà không bóp nát chúng, xếp hàng vào túi giấy mà không làm cho túi giấy vụn nát… Chỉ đến khi nó có thể tạo ra tới 120 chiếc burger “chuẩn vị” trong một giờ thì Alex Vardakostas, cha đẻ của dự án và các cộng sự mới có đủ tự tin để mở cửa hàng hamburger đầu tiên.
Cuoc xam lang khong may ngot ngao cua robot dau bep thoi 4.0Đây là cách Flippy phân loại và nhận dạng độ chín của burger
Sức mạnh của công nghệ ở đây là chúng đã có thể hoàn thành công đoạn chế biến của một loại thức ăn nhanh. Và đó sẽ là cơ sở để chúng được tùy chỉnh, nhằm chế biến một thực đơn đa dạng hơn.
Ví dụ như robot của Zume Pizza chẳng hạn, nó có thể thực sự nướng một chiếc bánh pizza với chất lượng tiệm cận dần với mức độ hoàn hảo.
Zume Pizza, California xây dựng một đội quân robot biết nhào bột, giúp giảm thiểu thời gian nhào nặn và cán đế bánh pizza từ 45 giây xuống chỉ còn 9 giây cho mỗi chiếc. Những thành phần còn lại của chiếc pizza vẫn đang được làm theo cách thông thường, tuy nhiên họ đang tiến hành mở rộng công năng của robot, như đưa pizza vào và lấy chúng ra khỏi lò. 
Đây là dự án đầy hứa hẹn, đến mức tập đoàn SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son đã đầu tư thêm 750 triệu đôla vào hãng pizza này. Họ hi vọng trong tương lai có thể đưa robot vào hoạt động trong toàn bộ các khâu của quá trình làm bánh, cũng như để robot tiến hành hoạt động giao hàng cho khách.
Cuoc xam lang khong may ngot ngao cua robot dau bep thoi 4.0Ngành phục vụ ẩm thực được biết tới với chế độ lương thưởng rất thấp, do đó việc sử dụng robot thực chất không phải cách tốt để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên so với con người, robot lại đáng tin cậy, có độ chính xác cao và đạt đến năng suất không tưởng.
Dĩ nhiên, công việc của bếp trưởng rất khó có thể thay thế bằng máy móc, vì chúng ta cần con người để kiếm soát chất lượng. Nhưng người tiêu dùng và khách hàng thì luôn luôn bị hấp dẫn bởi sự mới mẻ của công nghệ. 
Vì vậy, cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và robot được nhen nhóm và hiện hữu trước mắt rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tham khảo: The Economist
Helino
 
Theo Cafebiz

VietBao.vn