Ngày hôm nay, Apple chính thức trở thành công ty đại chúng đầu tiên ở Mỹ đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD. Đáng buồn là, đồng sáng lập Steve Jobs, vị CEO quá cố của Apple, không còn nữa để chứng kiến “đứa con” của ông đạt được thành tựu này. Tuy nhiên, người đồng sáng lập khác của Apple, cũng là một Steve, vẫn còn sống và khỏe mạnh, hiện đang ở Jeddah, Ả Rập Xê Út. Steve Wozniak nói rằng ông hiểu giá trị kỷ lục mới của Apple, và “tự hào” về công ty.
Nhưng với phong cách khiêm tốn của mình, Woz nói thêm rằng ông không “đo đạc giá trị thế giới đơn giản bằng những con số tròn. Một công ty tuyệt vời bởi vì nó tuyệt vời”. Wozniak đã rời khỏi Apple vào năm 1985, mặc dù ông vẫn có tên trong bảng lương công ty (số tiền rất nhỏ thôi, Woz cho biết).
Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi liệu Wozniak có sở hữu cổ phiếu Apple nữa không, và câu trả lời là có. Nhưng ông đã giảm số lượng cổ phiếu của mình trong những năm qua. Vào thời điểm IPO năm 1980, Woz sở hữu 7,9% cổ phần Apple, điều đó có nghĩa là nếu không bán đi, số cổ phần của Apple mà ông sở hữu sẽ đáng giá 79 tỷ USD vào ngày hôm nay. Nói vậy, Woz vẫn có khối tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, có lẽ cũng đã quá đủ với một người như ông rồi.
Wozniak yêu các thiết bị điện tử, giống như chúng ta vậy. Trong những năm qua, người ta đã nhìn thấy ông cầm trên tay nhiều thiết bị Android khác nhau (ít nhất là cho đến khi iPhone 6 ra mắt). Và hiện nay vẫn thế. Nói về vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook, Wozniak nói “Chúng tôi (Apple) là một công ty dựa trên các sản phẩm tuyệt vời và chúng tôi không xâm phạm quyền riêng tư của bạn để làm điều đó”.
Wozniak xem sự trở lại Apple của Jobs vào năm 1997 như chiếc chìa khóa giúp Apple có được ngày hôm nay. Một Steve Jobs đã trưởng thành, chín chắn hơn so với Steve Jobs bị John Sculley sa thải đã tung ra một loạt các thiết bị thành công rực rỡ, đạt được những thành tựu khó có thể lặp lại được. Từ iMac đến iPod, tiếp theo là iPhone và iPad, Apple đã trở thành một công ty được Wall Street yêu mến. Tim Cook, người thừa kế “chiếc ghế nóng” mà Steve Jobs để lại cũng đã làm quá xuất sắc công việc của mình.
Thế nhưng, tất cả những điều đó sẽ không xảy ra, không có một công ty nghìn tỷ USD nào vào ngày hôm nay nếu Steve Wozniak không phát triển thành công bảng mạch Apple I đầu tiên, và nếu Steve Jobs không thành công trong việc bán nó cho người dùng.
1 nghìn tỷ USD là đỉnh cao của Apple, hay chỉ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của gã khổng lồ xứ Cupertino? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Nhưng với phong cách khiêm tốn của mình, Woz nói thêm rằng ông không “đo đạc giá trị thế giới đơn giản bằng những con số tròn. Một công ty tuyệt vời bởi vì nó tuyệt vời”. Wozniak đã rời khỏi Apple vào năm 1985, mặc dù ông vẫn có tên trong bảng lương công ty (số tiền rất nhỏ thôi, Woz cho biết).
Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi liệu Wozniak có sở hữu cổ phiếu Apple nữa không, và câu trả lời là có. Nhưng ông đã giảm số lượng cổ phiếu của mình trong những năm qua. Vào thời điểm IPO năm 1980, Woz sở hữu 7,9% cổ phần Apple, điều đó có nghĩa là nếu không bán đi, số cổ phần của Apple mà ông sở hữu sẽ đáng giá 79 tỷ USD vào ngày hôm nay. Nói vậy, Woz vẫn có khối tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, có lẽ cũng đã quá đủ với một người như ông rồi.
Wozniak yêu các thiết bị điện tử, giống như chúng ta vậy. Trong những năm qua, người ta đã nhìn thấy ông cầm trên tay nhiều thiết bị Android khác nhau (ít nhất là cho đến khi iPhone 6 ra mắt). Và hiện nay vẫn thế. Nói về vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook, Wozniak nói “Chúng tôi (Apple) là một công ty dựa trên các sản phẩm tuyệt vời và chúng tôi không xâm phạm quyền riêng tư của bạn để làm điều đó”.
Wozniak xem sự trở lại Apple của Jobs vào năm 1997 như chiếc chìa khóa giúp Apple có được ngày hôm nay. Một Steve Jobs đã trưởng thành, chín chắn hơn so với Steve Jobs bị John Sculley sa thải đã tung ra một loạt các thiết bị thành công rực rỡ, đạt được những thành tựu khó có thể lặp lại được. Từ iMac đến iPod, tiếp theo là iPhone và iPad, Apple đã trở thành một công ty được Wall Street yêu mến. Tim Cook, người thừa kế “chiếc ghế nóng” mà Steve Jobs để lại cũng đã làm quá xuất sắc công việc của mình.
Thế nhưng, tất cả những điều đó sẽ không xảy ra, không có một công ty nghìn tỷ USD nào vào ngày hôm nay nếu Steve Wozniak không phát triển thành công bảng mạch Apple I đầu tiên, và nếu Steve Jobs không thành công trong việc bán nó cho người dùng.
1 nghìn tỷ USD là đỉnh cao của Apple, hay chỉ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của gã khổng lồ xứ Cupertino? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.