Ảnh: BOINGBOING
Theo trang tin The Verge, sáng 20/6 Ủy ban luật pháp EU (JURI) đã bỏ phiếu thông qua dự luật bảo vệ bản quyền trên mạng có tên Copyright Directive (Chỉ thị bản quyền).
Mặc dù gần như toàn bộ nội dung chỉ thị này chỉ đơn giản là sự cập nhật thêm phần ngôn ngữ công nghệ cho luật bản quyền trong thời đại Internet, song nó có 2 điều khoản hiện đang gây tranh cãi.
Trước hết là điều 11, với nội dung buộc các nền tảng online, kiểu như mạng xã hội Facebook hay công cụ tìm kiếm Google, phải mua bản quyền từ các công ty truyền thông, báo chí trước khi hiển thị đường link kết nối tới những bài báo của họ.
Điểm thứ hai là điều 13 với nội dung yêu cầu mọi nội dung khi được tải lên mạng tại EU sẽ bị kiểm tra xem có vi phạm bản quyền hay không.
Một số nghị sĩ EU cho rằng mặc dù hai điều khoản này rất có thể được đề xuất với ý định tốt là bảo vệ bản quyền tác giả, song họ cho rằng nó còn mơ hồ về ngôn ngữ và rất dễ bị lợi dụng. Có ý kiến cho rằng có thể nó sẽ bị lợi dụng làm công cụ kiểm duyệt thông tin trong một số trường hợp.
Mặc dù dự luật mới về bảo vệ bản quyền trên mạng đã được JURI thông qua, song sẽ chưa thể trở thành luật chính thức cho tới khi Nghị viện châu Âu thông qua nó trong phiên bỏ phiếu toàn thể.
Hiện chưa có khung thời gian cụ thể cho biết bao giờ phiên bỏ phiếu này được tiến hành. Song nhiều khả năng nó sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay cho tới nửa đầu năm 2019.
Theo Tuổi trẻ
Theo trang tin The Verge, sáng 20/6 Ủy ban luật pháp EU (JURI) đã bỏ phiếu thông qua dự luật bảo vệ bản quyền trên mạng có tên Copyright Directive (Chỉ thị bản quyền).
Mặc dù gần như toàn bộ nội dung chỉ thị này chỉ đơn giản là sự cập nhật thêm phần ngôn ngữ công nghệ cho luật bản quyền trong thời đại Internet, song nó có 2 điều khoản hiện đang gây tranh cãi.
Trước hết là điều 11, với nội dung buộc các nền tảng online, kiểu như mạng xã hội Facebook hay công cụ tìm kiếm Google, phải mua bản quyền từ các công ty truyền thông, báo chí trước khi hiển thị đường link kết nối tới những bài báo của họ.
Điểm thứ hai là điều 13 với nội dung yêu cầu mọi nội dung khi được tải lên mạng tại EU sẽ bị kiểm tra xem có vi phạm bản quyền hay không.
Một số nghị sĩ EU cho rằng mặc dù hai điều khoản này rất có thể được đề xuất với ý định tốt là bảo vệ bản quyền tác giả, song họ cho rằng nó còn mơ hồ về ngôn ngữ và rất dễ bị lợi dụng. Có ý kiến cho rằng có thể nó sẽ bị lợi dụng làm công cụ kiểm duyệt thông tin trong một số trường hợp.
Mặc dù dự luật mới về bảo vệ bản quyền trên mạng đã được JURI thông qua, song sẽ chưa thể trở thành luật chính thức cho tới khi Nghị viện châu Âu thông qua nó trong phiên bỏ phiếu toàn thể.
Hiện chưa có khung thời gian cụ thể cho biết bao giờ phiên bỏ phiếu này được tiến hành. Song nhiều khả năng nó sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay cho tới nửa đầu năm 2019.
Theo Tuổi trẻ