Theo New York Times, các thỏa thuận giữa Facebook với Huawei diễn ra ít nhất từ năm 2010. Mạng xã hội này đã cung cấp quyền truy cập cho Huawei vào một số dữ liệu riêng của người dùng. Họ cũng cấp phép tương tự với Lenovo, Oppo hay TCL. Quan hệ đối tác với bốn công ty trên vẫn còn hiệu lực nhưng các quan chức của Facebook cho biết sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Huawei sớm.
Đầu tuần này, mạng xã hội lớn nhất thế giới còn bị phát hiện đã cấp quyền truy cập cho 60 các công ty khác, bao gồm Amazon, Apple, BlackBerry và Samsung.
Logo Facebook tại một sự kiện được tổ chức tại Trung Quốc. Ảnh: NYT.
Facebook cho hay những thỏa thuận trên là một phần trong nỗ lực thu hút người dùng truy cập mạng xã hội này từ năm 2007, trước khi có ứng dụng độc lập trên smartphone. Hợp tác cho phép các nhà sản xuất thiết bị tương tác với một số tính năng của Facebook, chẳng hạn sổ địa chỉ, nút “like” và cập nhật trạng thái.
Các quan chức của Facebook nói các thỏa thuận với những công ty Trung Quốc kể trên cho phép họ truy cập những nội dung tương tự những gì được cung cấp cho BlackBerry, bao gồm lấy thông tin chi tiết về tất cả người dùng cũng như bạn bè, trong đó có nơi làm việc, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân và cả những lượt “like”.
Huawei đã sử dụng quyền truy cập riêng của mình để tạo ra ứng dụng “social phone”, trong đó cho phép người dùng xem các tin nhắn và các tài khoản mạng xã hội trên cùng một ứng dụng. Tuy nhiên, đại diện Facebook nói rằng dữ liệu được chia sẻ với Huawei vẫn nằm trên thiết bị của người dùng chứ không phải máy chủ của công ty Trung Quốc.
Thượng nghị sỹ Mark Warner (Virginia, Mỹ) cho biết mối liên hệ giữa Facebook với Huawei không phải mới bởi đã có báo cáo cho thấy Facebook này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. “Tôi muốn tìm hiểu rõ về cách mà mạng xã hội này đảm bảo rằng thông tin của người dùng không được gửi đến máy chủ ở Trung Quốc”, ông cho biết.
“Những hợp tác giữa Facebook với Huawei, Lenovo, Oppo và TCL đều được kiểm soát từ khi nó bắt đầu”, Francisco Varela, Phó chủ tịch Facebook cho biết. “Chúng tôi muốn nói rõ rằng dữ liệu được lưu trên thiết bị chứ không phải trên thiết bị của Huawei”.
Bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009, nhưng trong những năm gần đây Faceboook vẫn âm thầm tìm cách quay lại thị trường đầy tiềm năng này. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã cố gắng nuôi dưỡng mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời xuất hiện tại một số trường đại học Trung Quốc. Tuy nhiên những nỗ lực của Facebook đến nay vẫn chưa đem lại kết quả.
Huawei, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, là niềm tự hào của Trung Quốc và là công ty tiên phong trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng ra quốc tế. Công ty đã nhận được hàng tỷ USD tín dụng từ các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, giúp thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh tại thị trường quốc tế. Người sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei, là cựu kỹ sư thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bảo Anh
Đầu tuần này, mạng xã hội lớn nhất thế giới còn bị phát hiện đã cấp quyền truy cập cho 60 các công ty khác, bao gồm Amazon, Apple, BlackBerry và Samsung.
Logo Facebook tại một sự kiện được tổ chức tại Trung Quốc. Ảnh: NYT.
Facebook cho hay những thỏa thuận trên là một phần trong nỗ lực thu hút người dùng truy cập mạng xã hội này từ năm 2007, trước khi có ứng dụng độc lập trên smartphone. Hợp tác cho phép các nhà sản xuất thiết bị tương tác với một số tính năng của Facebook, chẳng hạn sổ địa chỉ, nút “like” và cập nhật trạng thái.
Các quan chức của Facebook nói các thỏa thuận với những công ty Trung Quốc kể trên cho phép họ truy cập những nội dung tương tự những gì được cung cấp cho BlackBerry, bao gồm lấy thông tin chi tiết về tất cả người dùng cũng như bạn bè, trong đó có nơi làm việc, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân và cả những lượt “like”.
Huawei đã sử dụng quyền truy cập riêng của mình để tạo ra ứng dụng “social phone”, trong đó cho phép người dùng xem các tin nhắn và các tài khoản mạng xã hội trên cùng một ứng dụng. Tuy nhiên, đại diện Facebook nói rằng dữ liệu được chia sẻ với Huawei vẫn nằm trên thiết bị của người dùng chứ không phải máy chủ của công ty Trung Quốc.
Thượng nghị sỹ Mark Warner (Virginia, Mỹ) cho biết mối liên hệ giữa Facebook với Huawei không phải mới bởi đã có báo cáo cho thấy Facebook này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. “Tôi muốn tìm hiểu rõ về cách mà mạng xã hội này đảm bảo rằng thông tin của người dùng không được gửi đến máy chủ ở Trung Quốc”, ông cho biết.
“Những hợp tác giữa Facebook với Huawei, Lenovo, Oppo và TCL đều được kiểm soát từ khi nó bắt đầu”, Francisco Varela, Phó chủ tịch Facebook cho biết. “Chúng tôi muốn nói rõ rằng dữ liệu được lưu trên thiết bị chứ không phải trên thiết bị của Huawei”.
Bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009, nhưng trong những năm gần đây Faceboook vẫn âm thầm tìm cách quay lại thị trường đầy tiềm năng này. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã cố gắng nuôi dưỡng mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời xuất hiện tại một số trường đại học Trung Quốc. Tuy nhiên những nỗ lực của Facebook đến nay vẫn chưa đem lại kết quả.
Huawei, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, là niềm tự hào của Trung Quốc và là công ty tiên phong trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng ra quốc tế. Công ty đã nhận được hàng tỷ USD tín dụng từ các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, giúp thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh tại thị trường quốc tế. Người sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei, là cựu kỹ sư thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bảo Anh