Ảnh chụp từ các vệ tinh Landsat cho thấy những thay đổi chóng mặt diễn ra trên sông băng Columbia do biến đổi khí hậu.
Sông băng Columbia bắt nguồn từ một cánh đồng băng rộng 10.000 feet (3.050 mét) nằm trên mực nước biển, chảy xuống sườn của dãy núi Chugach, và lưu chuyển vào một cửa hút hẹp dẫn vào eo biển Hoàng tử William tọa lạc phía Đông Nam Alaska. Đây là một trong những sông băng hội tụ nhiều thay đổi đến chóng mặt mà thế giới đang được chiêm ngưỡng từng ngày.
Để có thể theo dõi những thay đổi đang diễn ra trên sông băng Columbia trong hơn 30 năm qua, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu chụp từ Vệ tinh Landsat 4, 5, 7 và 8.
Columbia là một sông băng lớn, chảy trực tiếp xuống biển. Khi các nhà thám hiểm người Anh tiến hành các nghiên cứu về nó lần đầu vào năm 1794, cửa sông hay trạm cuối – mở rộng từ phía Nam đến đỉnh phía Bắc của đảo Heather, một hòn đảo nhỏ gần cửa Vịnh Columbia. Sông băng giữ nguyên vị trí đó cho đến năm 1980, khi nó bắt đầu thu hẹp nhanh đến tận hôm nay.
Những hình ảnh màu được chụp bởi vệ tinh Landsat, cho thấy những thay đổi đã diễn ra trên sông băng và cảnh quan xung quanh từ năm 1986. Những hình ảnh này được thu thập bởi các cảm biến tương tự – Matic Themapper (TM), Enhanced Thematic Mapper Plus (ETM +), và Operational Land Imager (OLI) —trên 4 vệ tinh Landsat khác nhau (4, 5, 7 và 8).
Những hình ảnh từ vệ tinh Landsat phản ánh sự tổ hợp hoàn hảo giữa tỷ lệ hồng ngoại, hồng ngoại gần và hồng ngoại của phổ điện từ. Với sự kết hợp của các bước sóng này, tuyết và băng xuất hiện màu lục lam tươi sáng, thảm thực vật có màu xanh lá cây, mây có màu trắng hoặc cam nhạt, và vùng nước ngoài khơi hiển hiện màu xanh đậm. Nền đá xúc tác có màu nâu, trong khi các mảnh vụn đá trên bề mặt sông băng có màu xám.
Trải qua hơn 3 ba thập kỷ, các trạm đã co lại hơn 12 dặm (20 km) về phía Bắc, di chuyển qua hồ Terentiev và đỉnh Nunatac lớn. Trong một vài năm, trạm cuối thu hẹp hơn một cây số, mặc dù tốc độ đã không đồng đều. Chẳng hạn như sự chuyển động của các trạm dừng lại giữa năm 2000 và 2006 bởi vì Đỉnh Nunatak lớn và đỉnh Kadin (trực tiếp về phía Tây) đã giảm bớt sự di chuyển của sông băng và giữ băng tại chỗ. Từ những năm 1980, sông băng đã mất khoảng một nửa tổng chiều dày và khối lượng của nó. Các vòng đá vừa mới lộ ra ngoài, được gọi là đường viền, trở nên vô cùng nổi bật quanh vịnh biển hẹp trong suốt những năm 2000.
Giống như các máy ủi, các sông băng tan đi, mang theo, và lắng đọng trầm tích, đá và các mảnh vụn khác từ bề mặt Trái đất. Khối lượng này tích lũy thành đống trên các đỉnh chủ đạo được gọi là băng tích. Băng tích của Columbia tạo ra một dãy đồi dưới nước cạn, hay bãi cát ngầm, ngăn cản vùng đá gồm các vật liệu đá tương tự nhau trôi dạt ra khỏi nó.
Khi sông băng co khỏi băng tích khoảng năm 1980, trạm cuối đánh mất một nguồn hỗ trợ quan trọng. Sau khi thoát khỏi điểm neo này, sự nghiền vụn và nạo vét giữa đáy biển và khối đá lớn đã giảm hẳn, đồng thời làm tăng tốc độ băng trôi về phía trước và những tảng băng trôi từ sông băng.
Quá trình co hẹp cũng đã thay đổi dòng chảy của sông băng. Sự thu lại của sông băng Columbia đã giúp gia tăng mực nước biển toàn cầu, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hiện tượng băng trôi.
Phương Lâm