Ngay cả mẹ của CEO kiêm nhà sáng lập trang web Pinduoduo, Colin Huang, cũng đã nhận được những sản phẩm kém chất lượng khi bà mua hàng từ website của con trai. Cụ thể, khi bà đặt mua lô xoài trên Pinduoduo, một số quả đã bị thối rữa ngay khi nhận hàng.
Trong ba năm ngắn ngủi, trang web thương mại điện tử Pinduoduo đã nổi lên trở thành một trong những startup phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, với khoảng 55 triệu người dùng truy cập trang web mỗi ngày.
Giờ đây, CEO kiêm người sáng lập của Pinduoduo, là một cựu kỹ sư của Google, Colin Huang, đã tiến hành đưa công ty ra công chúng.
Pinduoduo đã huy động được 1,6 tỷ USD trong đợt IPO, cổ phiếu công ty tăng 36% sau khi ra mắt trên sàn Nasdaq, và giờ đây công ty có giá trị gần 24 tỷ USD.
Lợi thế lớn nhất của Pinduoduo là mức giá cực rẻ, cực cạnh tranh: Trên trang web, người dùng Trung Quốc có thể mua bất cứ thứ gì từ giấy vệ sinh đến đồ ăn nhẹ đến iPhone với một mức giá bằng một phần giá thông thường. Ví dụ, một gói 32 cuộn giấy vệ sinh trên Pinduoduo chỉ có giá 12,9 Nhân dân tệ Trung Quốc, chưa đến 2 USD. Một đôi giày lười “da thật” của nam giới có giá dưới 15 USD.
Công ty có thể bán các sản phẩm với mức giá tích cực như vậy nhờ giải pháp kiểu “mua chung”, một phương pháp mua sắm kết hợp giữa các kiểu bán hàng của Costco, Groupon và MassDrop. Nghĩa là, sử dụng trang web, nhiều nhóm người dùng có thể chọn mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất. Bằng cách cắt bỏ khâu trung gian và bán theo giá bán buôn, Pinduoduo có thể quảng cáo mọi thứ từ quần áo đến đồ điện tử đến đồ nội thất với mức giá thấp đáng kể.
Tuy nhiên, trong khi Pinduoduo có thể bán hàng với chiến lược giá cả này, thì có một lĩnh vực mà có vẻ Pinduoduo đang sa sút khá nhiều, đó là: Chất lượng.
Một bài viết gần đây của tờ The New York Times nhận thấy ứng dụng này nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng: Đôi khi, chất lượng của các mặt hàng mà Pinduoduo mang lại quá tệ đến nỗi một số người mua vứt luôn các vật phẩm vào thùng rác khi nhận được chúng.
Pinduoduo bán đủ các loại hàng hóa với mức giá cực rẻ |
Trong số những khiếm khuyết nghiêm trọng nhất mà Times phát hiện trong các sản phẩm được liệt kê trên Pinduoduo là một chiếc áo phông bị thủng một lỗ ở bên cạnh, một tủ quần áo rẻ tiền được quảng cáo như gỗ thật và điện thoại thông minh giả mạo iPhone 7.
Ngay cả mẹ của CEO kiêm nhà sáng lập trang web Pinduoduo, Colin Huang, cũng đã nhận được những sản phẩm kém chất lượng khi bà mua hàng từ website của con trai. Cụ thể, khi bà đặt mua lô xoài trên Pinduoduo, một số quả đã bị thối rữa ngay khi nhận hàng.
Một số sản phẩm được liệt kê trên trang web của Pinduoduo cũng phải đối mặt với các vấn đề pháp lý. Chỉ vài ngày trước khi IPO công ty, The New York Times cho biết một công ty bỉm tã có tên Daddy”s Choice đang kiện Pinduoduo, cáo buộc vi phạm nhãn hiệu.
Theo Forbes, vụ kiện của Daddy”s Choice chỉ là một trong số hơn 200 vụ kiện liên quan đến công ty, bao gồm các vụ tranh chấp giữa khách hàng và nhà bán hàng kể từ năm 2017. Trong hồ sơ chứng khoán gần đây của công ty, Pinduoduo nói rằng các mặt hàng giả đã bị loại bỏ.
Với việc niêm yết cổ phiếu ra công chúng của Pinduoduo, Huang đã hứa sẽ cải thiện chất lượng các sản phẩm được bán trên trang web của mình. Trong một bài viết mới đây, Huang đã mô tả Pinduoduo là “một sự kết hợp giữa Disneyland và Costco”, đề nghị đưa công ty ra công chúng chỉ có thể có lợi cho chất lượng chung của trang web.
“Với sự giám sát của công chúng và pháp luật, chúng tôi có thể phát triển tốt hơn và mạnh mẽ hơn”, Huang viết.
Theo Viettimes
VietBao.vn