Tàu vũ trụ New Horizons của NASA khám phá một hiện tượng bí ẩn ở rìa của Hệ Mặt trời, nơi các hạt từ Mặt trời và không gian giữa các vì sao tương tác.
Theo Iflscience, vùng này cách Trái đất ở cự li xa gấp 100 lần khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất và là nơi các nguyên tử hydro không tích điện từ không gian giữa các ngôi sao gặp các hạt tích điện từ Mặt trời. Sau đó mở rộng ra khỏi Mặt trời của chúng ta trong một bong bóng được gọi là nhật quyển.
Tại điểm xảy ra tương tác, được gọi là heliopause, người ta nghĩ rằng có một sự tích tụ hydro từ không gian giữa các vì sao. Điều này tạo ra một loại “tường” làm phân tán tia cực tím chiếu tới.
Bức tường từ khổng lồ bên rìa Hệ Mặt trời (Ảnh: Iflscience)
Khoảng 30 năm trước, phi thuyền Voyager 1 và 2 của NASA lần đầu tiên phát hiện ra bức tường này, và bây giờ New Horizons đã tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của nó. Một bài báo mô tả những phát hiện này sẽ được công bố trên tờ Geophysical Research Letters.
Tiến sĩ Leslie Young từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Colorado, một trong những đồng tác giả trên tờ báo, nói với Science News: “Cái mà chúng ta đang thấy giống như một danh giới vô hình giữa Hệ mặt trời và Thiên hà”.
New Horizons đã phát hiện ra bức tường bằng cách nghiên cứu dữ liệu phổ kế Alice UV từ năm 2007 đến năm 2017. Nó tìm thấy một tia cực tím được gọi là Lyman-alpha, được tạo ra khi hạt năng lượng mặt trời chạm vào nguyên tử hydro.
Tàu thăm dò New Horizons của NASA (Ảnh: NASA)
Chúng ta thấy ánh sáng cực tím này trên khắp Hệ mặt trời. Nhưng tại heliopause, chúng có vẻ là một nguồn bổ sung xuất phát từ các bức tường hydro, tạo ra sự phát sáng lớn hơn. Việc các tia cực tím ở bên ngoài bức tường nhiều hơn so với ở trước mặt, cho thấy nó đang bị bức tường phân tán.
“Đó có thể là dấu hiệu của một bức tường hydro, hình thành gần nơi gió giữa các vì sao chạm vào gió mặt trời”, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ.
Lý thuyết này vẫn chưa được xác nhận. Có ý kiến cho rằng có thể một nguồn ánh sáng cực tím khác trong thiên hà của chúng ta đã làm cho nền này phát sáng. Để tìm hiểu chắc chắn, New Horizons sẽ tiếp tục tìm kiếm bức tường khoảng hai lần một năm.
Bức tường vô hình ngăn cách Hê mặt trời với Ngân Hà (Ảnh minh họa)
Tại một số điểm, New Horizons sẽ băng qua tường, nếu nó tồn tại, lượng ánh sáng cực tím mà nó phát hiện sẽ giảm. Điều đó sẽ cung cấp thêm một số bằng chứng cho thấy bức tường thực sự ở đó.
Các tàu thăm dò Voyager 1 và 2 hiện đã vượt qua bức tường khá xa, vì vậy chúng không thể đóng góp gì thêm cho phát hiện này. Nhưng với New Horizons, sau 12 năm bôn ba, nó hiện chỉ cách Mặt trời một khoảng cách tương đương 42 lần khoảng cách từ Mặt trời tới Trái Đất, và hiện đang trên đường khám phá một mục tiêu mới gọi là Ultima Thule đã bay qua Sao Diêm Vương vào năm 2015. New Horizons sẽ tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này và chúng ta sẽ sớm biết chắc chắn liệu nó có ở đó hay không.
Hoài Anh
Theo Iflscience, vùng này cách Trái đất ở cự li xa gấp 100 lần khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất và là nơi các nguyên tử hydro không tích điện từ không gian giữa các ngôi sao gặp các hạt tích điện từ Mặt trời. Sau đó mở rộng ra khỏi Mặt trời của chúng ta trong một bong bóng được gọi là nhật quyển.
Tại điểm xảy ra tương tác, được gọi là heliopause, người ta nghĩ rằng có một sự tích tụ hydro từ không gian giữa các vì sao. Điều này tạo ra một loại “tường” làm phân tán tia cực tím chiếu tới.
Bức tường từ khổng lồ bên rìa Hệ Mặt trời (Ảnh: Iflscience)
Khoảng 30 năm trước, phi thuyền Voyager 1 và 2 của NASA lần đầu tiên phát hiện ra bức tường này, và bây giờ New Horizons đã tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của nó. Một bài báo mô tả những phát hiện này sẽ được công bố trên tờ Geophysical Research Letters.
Tiến sĩ Leslie Young từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Colorado, một trong những đồng tác giả trên tờ báo, nói với Science News: “Cái mà chúng ta đang thấy giống như một danh giới vô hình giữa Hệ mặt trời và Thiên hà”.
New Horizons đã phát hiện ra bức tường bằng cách nghiên cứu dữ liệu phổ kế Alice UV từ năm 2007 đến năm 2017. Nó tìm thấy một tia cực tím được gọi là Lyman-alpha, được tạo ra khi hạt năng lượng mặt trời chạm vào nguyên tử hydro.
Tàu thăm dò New Horizons của NASA (Ảnh: NASA)
Chúng ta thấy ánh sáng cực tím này trên khắp Hệ mặt trời. Nhưng tại heliopause, chúng có vẻ là một nguồn bổ sung xuất phát từ các bức tường hydro, tạo ra sự phát sáng lớn hơn. Việc các tia cực tím ở bên ngoài bức tường nhiều hơn so với ở trước mặt, cho thấy nó đang bị bức tường phân tán.
“Đó có thể là dấu hiệu của một bức tường hydro, hình thành gần nơi gió giữa các vì sao chạm vào gió mặt trời”, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ.
Lý thuyết này vẫn chưa được xác nhận. Có ý kiến cho rằng có thể một nguồn ánh sáng cực tím khác trong thiên hà của chúng ta đã làm cho nền này phát sáng. Để tìm hiểu chắc chắn, New Horizons sẽ tiếp tục tìm kiếm bức tường khoảng hai lần một năm.
Bức tường vô hình ngăn cách Hê mặt trời với Ngân Hà (Ảnh minh họa)
Tại một số điểm, New Horizons sẽ băng qua tường, nếu nó tồn tại, lượng ánh sáng cực tím mà nó phát hiện sẽ giảm. Điều đó sẽ cung cấp thêm một số bằng chứng cho thấy bức tường thực sự ở đó.
Các tàu thăm dò Voyager 1 và 2 hiện đã vượt qua bức tường khá xa, vì vậy chúng không thể đóng góp gì thêm cho phát hiện này. Nhưng với New Horizons, sau 12 năm bôn ba, nó hiện chỉ cách Mặt trời một khoảng cách tương đương 42 lần khoảng cách từ Mặt trời tới Trái Đất, và hiện đang trên đường khám phá một mục tiêu mới gọi là Ultima Thule đã bay qua Sao Diêm Vương vào năm 2015. New Horizons sẽ tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này và chúng ta sẽ sớm biết chắc chắn liệu nó có ở đó hay không.
Hoài Anh