Sharp Sword UCAV là một trong những máy bay không người lái công nghệ cao nhất của Trung Quốc. Hình ảnh này xuất phát từ chuyến bay đầu tiên vào ngày 21 tháng 11 năm 2013.
Và sau đây, hãy cùng xem xét chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc thông qua một số ảnh chụp – có khá ít hình ảnh của Sharp Sword được chụp lại, trái ngược hoàn toàn so với J-20 – nên chiến thắng của Sharp Sword trước J-20 thực sự rất đáng chú ý. Chiếc UCAV này gọi theo tiếng Trung Quốc là “Lijian”, được xem là niềm tự hào của công nghệ hàng không Trung Quốc.
Lijian có thiết kế hình mặt cắt (giống như máy bay ném bom B-2 và máy bay không người lái X-47B) để giảm thiểu mặt cắt radar của nó. Nó có hai khoang bom có thể lên tới 2 tấn vật liệu.
Theo Popsci, đây là chiếc máy bay chiến đấu không người lái đầu tiên không thuộc NATO (UCAV), được xây dựng bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, với nhiều tiến độ được thực hiện bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hongdu. Sharp Sword lần đầu tiên bay thử vào tháng 11 năm 2013. Với hình dạng giống như một máy bay ném bom mini B-2, UCAV có chứa hai quả bom bên trong với trọng tải khoảng 4400 pound (gần 2 tấn). Chiếc UCAV này sở hữu động cơ phản lực không buồng đốt sau (non-afterburning) WS-13 với đầu vào serpentine giúp ẩn mình khỏi radar (Sharp Sword ban đầu không sử dụng công nghệ tàng hình do mục đích trình diễn công nghệ). Nó có chiều khoảng 33 feet (hơn 10m) và sải cánh dài khoảng 46 feet (hơn 14m).
Loại máy bay tàng hình Sharp Sword có khả năng sống sót nhiều hơn (bằng cách tàng hình) so với UAV truyền thống như Predator của Mỹ, ngoài ra còn có nhiều hệ thống điện tử, cộng với máy tính trí tuệ nhân tạo tích hợp trên máy bay, hạn chế đưa con người ra chiến trận.
Trên thế giới cũng đã có một số quốc gia sở hữu những mẫu máy bay tương tự như Sharp Sword như Mỹ (X-47B), Anh (Taranis) và Pháp (Neuron). Tuy nhiên, UCAV này có một số ưu điểm so với các đối thủ khác: khung thân nhỏ nhưng trọng tải khá khủng, phạm vi hoạt động dài hơn, và ngoài ra, thời gian bay của nó cũng dài hơn so với những mẫu còn lại.
Với Sharp Sword, không thể phủ nhận một điều rằng Trung Quốc đang có những bước tiến xa trong khoa học và công nghệ..
Trần Vũ Đức
Và sau đây, hãy cùng xem xét chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc thông qua một số ảnh chụp – có khá ít hình ảnh của Sharp Sword được chụp lại, trái ngược hoàn toàn so với J-20 – nên chiến thắng của Sharp Sword trước J-20 thực sự rất đáng chú ý. Chiếc UCAV này gọi theo tiếng Trung Quốc là “Lijian”, được xem là niềm tự hào của công nghệ hàng không Trung Quốc.
Lijian có thiết kế hình mặt cắt (giống như máy bay ném bom B-2 và máy bay không người lái X-47B) để giảm thiểu mặt cắt radar của nó. Nó có hai khoang bom có thể lên tới 2 tấn vật liệu.
Theo Popsci, đây là chiếc máy bay chiến đấu không người lái đầu tiên không thuộc NATO (UCAV), được xây dựng bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, với nhiều tiến độ được thực hiện bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hongdu. Sharp Sword lần đầu tiên bay thử vào tháng 11 năm 2013. Với hình dạng giống như một máy bay ném bom mini B-2, UCAV có chứa hai quả bom bên trong với trọng tải khoảng 4400 pound (gần 2 tấn). Chiếc UCAV này sở hữu động cơ phản lực không buồng đốt sau (non-afterburning) WS-13 với đầu vào serpentine giúp ẩn mình khỏi radar (Sharp Sword ban đầu không sử dụng công nghệ tàng hình do mục đích trình diễn công nghệ). Nó có chiều khoảng 33 feet (hơn 10m) và sải cánh dài khoảng 46 feet (hơn 14m).
Loại máy bay tàng hình Sharp Sword có khả năng sống sót nhiều hơn (bằng cách tàng hình) so với UAV truyền thống như Predator của Mỹ, ngoài ra còn có nhiều hệ thống điện tử, cộng với máy tính trí tuệ nhân tạo tích hợp trên máy bay, hạn chế đưa con người ra chiến trận.
Trên thế giới cũng đã có một số quốc gia sở hữu những mẫu máy bay tương tự như Sharp Sword như Mỹ (X-47B), Anh (Taranis) và Pháp (Neuron). Tuy nhiên, UCAV này có một số ưu điểm so với các đối thủ khác: khung thân nhỏ nhưng trọng tải khá khủng, phạm vi hoạt động dài hơn, và ngoài ra, thời gian bay của nó cũng dài hơn so với những mẫu còn lại.
Với Sharp Sword, không thể phủ nhận một điều rằng Trung Quốc đang có những bước tiến xa trong khoa học và công nghệ..
Trần Vũ Đức