Một trường cấp 3 tại Hàng Châu (Trung Quốc) vừa ứng dụng một công nghệ có thể khiến mọi lứa học sinh “run rẩy và khép nép” dưới lưới kỷ luật lồng lộng của nó: Nhận diện khuôn mặt để phát hiện ai không chú ý nghe giảng.

Trường học Trung Quốc lắp camera đọc được biểu cảm học sinh, thần thái không tốt là vào sổ - Ảnh 1.

1 camera lắp trên tường ngay sát cạnh bảng.

Đó là Trường Trung học Số 11, với mỗi lớp học ở đây đều được trang bị 3 camera lắp hướng từ phía góc bục giảng xuống chỗ học sinh ngồi. Cứ 30 giây/lần, camera sẽ nhân jdienej các khuôn mặt có trong lớp để phân tích biểu cảm của các em. Em nào có dữ liệu biểu cảm chán chường, thiếu tập trung sẽ ngay lập tức bị chỉ điểm gọi tên, nặng thì “vào sổ đen” ngay lập tức.Những cảm xúc có thể được camera nhận biết đó là ngạc nhiên, buồn bã, tức giận, vui vẻ, sợ hãi, hoặc trung lập. Chỉ có giáo viên là người được xem màn hình theo dõi và quét dữ liệu, trực tiếp theo mọi phút luôn chứ không cần mất thời gian ghi hình, phân tích rồi mới báo cáo lại.

Ảnh bức tường nơi lắp camera và giao diện theo dõi dữ liệu. 

Sau đây là video phóng sự của tờ Daily Press địa phương:
Được biết, hệ thống này thậm chí còn thu thập được cả dữ liệu về hành động chứ không chỉ là biểu cảm, bao gồm đọc, lắng nghe, viết, đứng, giơ tay, ngả ngớn trên ghế. Bất cứ hình thức nào được cho là thiếu tập trung thì sẽ tự động được lưu lại ngay.

Trường học Trung Quốc lắp camera đọc được biểu cảm học sinh, thần thái không tốt là vào sổ - Ảnh 4.

Ngoài lớp học, các phòng khác như thư viện cũng có công nghệ camera nhận diện khuôn mặt để đăng ký giờ đọc và vào cửa.

Cuối tháng 3 là khoảng thời gian công nghệ này được lắp đặt. Thường thì ai cũng nghĩ rằng học sinh sẽ cảm thấy khó chịu và không làm quen được với không khí cứ liên tục bị theo dõi như vậy, nhưng hóa ra sự thật lại hơi khác so với tưởng tượng. Ban đầu cũng có những bối rối bỡ ngỡ, nhưng sau một thời gian cũng không có vấn đề và phản ứng gì cả. Giáo viên cũng nhờ vào những dữ liệu biểu cảm của học sinh để thay đổi phương pháp dạy cho thu hút hơn.
Tuy vậy, cư dân mạng Trung Quốc thì vẫn có cái nhìn hơi ái ngại về việc này, nhất là các luồng ý kiến trên Weibo. Họ cho rằng nó… chẳng khác gì nhà tù cả, thậm chí là đang vi phạm quyền cơ bản của học sinh khi làm thế.