Theo Techinasia, sự có mặt của Go-Jek tại Việt Nam và Thái Lan nằm một phần trong kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực có trị giá lên tới 500 triệu USD của công ty.
Tại Việt Nam, dịch vụ gọi xe của Go-Jek sẽ mang tên gọi thuần Việt hơn với tên là Go-Viet. Dịch vụ sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng 7 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh trước khi chính thức hoạt động và mở rộng ra các thành phố lớn khác như Hà Nội trong vài tháng tới.
Trong khi tại thị trường Thái Lan, Go-Jek vẫn đang tham vấn các bên liên quan gồm chính phủ, tài xế và người tiêu dùng. Dịch vụ chính thức tại Thái Lan sẽ có tên GET.
Go-Viet sẽ tham gia vào đủ mọi loại hình dịch vụ từ chở khách bằng xe máy…
hay dịch vụ chở bằng xe hơi…
…và cả dịch vụ chuyển phát thức ăn, hàng hóa
Go-Viet sẽ khởi động tại Việt Nam với hai dịch vụ chính gồm chở khách và vận chuyển hàng hóa. Các dịch vụ khác như giao thực phẩm và thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.
Việc mở rộng tại Việt Nam và Thái Lan của Go-Jek có mục đích rất rõ ràng. Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu xe máy và dân số gần 100 triệu người. Với tiềm năng lớn như vậy nên không dễ gì mà Go-Jek có thể bỏ qua một thị trường như Việt Nam. Đó là chưa kể chi phí gia nhập thị trường Việt Nam được cho ít tốn kém hơn so với các thị trường như Singapore hoặc Malaysia.
Tiếp cận các thị trường khác ngoài Indonesia có thể là một canh bạc nguy hiểm với Go-Jek
Khi công bố kế hoạch mở rộng thị trường hồi tháng trước, Go-Jek đã nhắc đến việc giao phó hoạt động kinh doanh cho các nhóm sáng lập người Việt. Về phía Go-Jek, công ty sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cho đội ngũ điều hành tại thị trường Việt Nam.
Lực lượng nhân sự mới của Go-Viet sẽ là những người đóng vai trò then chốt tạo ra thương hiệu, bản sắc riêng cho Go-Jek tại Việt Nam.
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Go-Jek, Nadiem Makarim chia sẻ với trang Channel NewsAsia: “Công ty đặt niềm tin vào đội ngũ điều hành Go-Viet và tin vào quyết định cho họ nắm quyền điều hành”.
Tuy nhiên các nhà phân tích bày tỏ sự lo ngại khi Go-Jek giao quyền tự chủ cho đội ngũ nhân sự người Việt quản lý Go-Viet. Họ cho rằng, điều này có thể gây ảnh hưởng tới giá trị thương hiệu của Go-Jek trong mắt người dùng tại thị trường mới.
Đối thủ của Go-Jek là Grab mới đây cũng theo đuổi mô hình hợp tác để gia nhập thị trường chia sẻ xe đạp. Đáng tiếc đối tác chính của Grab là OBike đã tuyên bố ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện pháp lý hoạt động. Hiệu ứng dây chuyền khiến kế hoạch khởi động dịch vụ GrabCycle coi như đổ bể vì một mình Grab không thể huy động được đủ lượng xe đạp phục vụ khách hàng.
Nhìn từ câu chuyện của Grab, Go-Jek chắc chắn sẽ có thêm những bài học quan trọng nếu muốn mở rộng dịch vụ sang giao thực phẩm hoặc hàng hóa tại Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe Go-Viet sẽ sớm được phát hành trên các kho ứng dụng phổ biến là Google Play Store và App Store trong tháng 7 tới.
Việc mở rộng lần này của Go-Jek được coi là động thái mạnh tay nhất của công ty sau khi gây quỹ thành công số vốn lớn từ Google, Astra International, JD.com, Tencent và hãng đầu tư Temasek Holdings của Singapore.
Tiến Thanh
Tại Việt Nam, dịch vụ gọi xe của Go-Jek sẽ mang tên gọi thuần Việt hơn với tên là Go-Viet. Dịch vụ sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng 7 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh trước khi chính thức hoạt động và mở rộng ra các thành phố lớn khác như Hà Nội trong vài tháng tới.
Trong khi tại thị trường Thái Lan, Go-Jek vẫn đang tham vấn các bên liên quan gồm chính phủ, tài xế và người tiêu dùng. Dịch vụ chính thức tại Thái Lan sẽ có tên GET.
Go-Viet sẽ tham gia vào đủ mọi loại hình dịch vụ từ chở khách bằng xe máy…
hay dịch vụ chở bằng xe hơi…
…và cả dịch vụ chuyển phát thức ăn, hàng hóa
Go-Viet sẽ khởi động tại Việt Nam với hai dịch vụ chính gồm chở khách và vận chuyển hàng hóa. Các dịch vụ khác như giao thực phẩm và thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.
Việc mở rộng tại Việt Nam và Thái Lan của Go-Jek có mục đích rất rõ ràng. Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu xe máy và dân số gần 100 triệu người. Với tiềm năng lớn như vậy nên không dễ gì mà Go-Jek có thể bỏ qua một thị trường như Việt Nam. Đó là chưa kể chi phí gia nhập thị trường Việt Nam được cho ít tốn kém hơn so với các thị trường như Singapore hoặc Malaysia.
Tiếp cận các thị trường khác ngoài Indonesia có thể là một canh bạc nguy hiểm với Go-Jek
Khi công bố kế hoạch mở rộng thị trường hồi tháng trước, Go-Jek đã nhắc đến việc giao phó hoạt động kinh doanh cho các nhóm sáng lập người Việt. Về phía Go-Jek, công ty sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cho đội ngũ điều hành tại thị trường Việt Nam.
Lực lượng nhân sự mới của Go-Viet sẽ là những người đóng vai trò then chốt tạo ra thương hiệu, bản sắc riêng cho Go-Jek tại Việt Nam.
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Go-Jek, Nadiem Makarim chia sẻ với trang Channel NewsAsia: “Công ty đặt niềm tin vào đội ngũ điều hành Go-Viet và tin vào quyết định cho họ nắm quyền điều hành”.
Tuy nhiên các nhà phân tích bày tỏ sự lo ngại khi Go-Jek giao quyền tự chủ cho đội ngũ nhân sự người Việt quản lý Go-Viet. Họ cho rằng, điều này có thể gây ảnh hưởng tới giá trị thương hiệu của Go-Jek trong mắt người dùng tại thị trường mới.
Đối thủ của Go-Jek là Grab mới đây cũng theo đuổi mô hình hợp tác để gia nhập thị trường chia sẻ xe đạp. Đáng tiếc đối tác chính của Grab là OBike đã tuyên bố ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện pháp lý hoạt động. Hiệu ứng dây chuyền khiến kế hoạch khởi động dịch vụ GrabCycle coi như đổ bể vì một mình Grab không thể huy động được đủ lượng xe đạp phục vụ khách hàng.
Nhìn từ câu chuyện của Grab, Go-Jek chắc chắn sẽ có thêm những bài học quan trọng nếu muốn mở rộng dịch vụ sang giao thực phẩm hoặc hàng hóa tại Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe Go-Viet sẽ sớm được phát hành trên các kho ứng dụng phổ biến là Google Play Store và App Store trong tháng 7 tới.
Việc mở rộng lần này của Go-Jek được coi là động thái mạnh tay nhất của công ty sau khi gây quỹ thành công số vốn lớn từ Google, Astra International, JD.com, Tencent và hãng đầu tư Temasek Holdings của Singapore.
Tiến Thanh