Chúng ta thường cảm thấy có lỗi khi hủy kết bạn với người khác trên Facebook.
Chúng ta thường hủy kết bạn (unfriend) với những người không còn liên quan nữa. Song thực tế, hành động unfriend lại tốn khá nhiều nỗ lực của một người. Đôi khi, chúng ta thực sự cảm thấy có lỗi khi hủy kết bạn trên mạng. Vì sao lại như vậy?
Cảm giác tội lỗi ấy đến từ đâu? Theo Michael Andreychik, Giáo sư môn tâm lý học tại Đại học Fairfield, nó xảy ra khi con người cảm thấy họ có thể đã vi phạm một chuẩn mực nào đó. Dù giỏi ngụy biện đến đâu, nó vẫn tạo cảm giác không thoải mái khi vi phạm “tiêu chuẩn ngầm” của tình bạn, ngay cả khi bạn đã không liên hệ với họ trong nhiều năm.
Evelyn Bilias Lolis, trợ lý giáo sư về giáo dục đặc biệt và tâm lý trường học, cho rằng chúng ta quên mất thế giới ảo cũng là một phần mở rộng của thế giới thực đang sống. Con người thường gặp khó khăn khi đặt ra ranh giới riêng tư, xảy ra cả với đời sống cá nhân, công việc hay online.
Với nhiều người, không phải ai họ kết nối trên mạng cũng từng gặp ngoài đời thật. Song, theo Dustin Kidd, giáo sư môn tâm lý xã hội của Đại học Temple, các mối liên kết lỏng lẻo này vẫn đóng vai trò quan trọng trong “cảm giác được kết nối” của chúng ta.
Mọi người cần kết nối, “và khi các mối liên hệ bị phá vỡ, chúng ta bắt đầu cảm thấy bị cô lập khỏi cộng đồng và trong thời đại mạng xã hội, những kết nối mạng xã hội trở thành một phần giúp chúng ta gắn kết trong cộng đồng lớn hơn”.
Kidd tóm gọn mọi thứ như sau: Tưởng tượng bạn đang theo dõi 3.000 người và muốn giảm còn 500. Bạn muốn thu hẹp số người theo dõi trong phạm vi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… để mang đến trải nghiệm tốt hơn khi lên mạng. Song, để đến được con số này, bạn cần phải đánh giá mối quan hệ với 2.500 người và một cách tự nhiên, nó tốn nhiều sức lực. Trong đó, có những lo ngại về việc mọi người sẽ để ý và chất vấn chúng ta.
Điều này dẫn đến việc lo ngại khi hủy kết bạn Facebook ai đó sẽ làm ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận chúng ta. Phần lớn mọi người đều muốn tạo ra hình ảnh tích cực cho bản thân, áp dụng với cả sự hiện diện trực tuyến. Khi không còn là bạn bè với ai đó trên mạng, nó giống như bạn từ chối ai đó. Cảm giác càng tệ hơn nếu ai đó là người mà bạn biết trong thực tế.
Vậy, làm thế nào để vượt qua sau khi “thanh lọc” danh sách bạn bè Facebook? Điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là hãy đặt bản thân lên trước tiên. Bạn nên đánh giá mối quan hệ online dựa trên giá trị mang lại. Chẳng hạn, nếu những gì họ chia sẻ không làm cho bạn tích cực hơn, đó là lúc phải xem lại. Bạn hoàn toàn có quyền cắt đứt kết nối nếu nó không còn phù hợp trong cuộc sống của bạn. Nó tạo ra khoảng trống để chúng ta ưu tiên những mối quan hệ có ích hơn.
Ngoài ra, cách thức chúng ta chia sẻ trên mạng cũng đang thay đổi. Nếu như vài năm trước, chúng ta dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn của ai đó không thân thiết thì nay, với các lo ngại về quyền riêng tư, điều này đã khác đi. Mọi người muốn bảo vệ quyền riêng tư nhiều hơn và họ không nên cảm thấy có lỗi khi muốn hạn chế phạm vi kết nối.
Một điểm nữa, khi nhấn nút hủy kết bạn, chúng ta thường nghĩ rằng họ sẽ để ý? Thực tế là đây chỉ là những giả định của chúng ta. Nhiều khi chúng ta làm gì đó và mọi người thậm chí không để tâm.
Sau cùng, không có gì sai trái khi chúng ta muốn trải nghiệm online tốt hơn cho bản thân. Dù đôi khi khiến chúng ta phải tự vấn, đây là bước cần làm để hướng đến tương lai dễ chịu hơn.
Theo Du Lam/Mashable (ICT News)
Chúng ta thường hủy kết bạn (unfriend) với những người không còn liên quan nữa. Song thực tế, hành động unfriend lại tốn khá nhiều nỗ lực của một người. Đôi khi, chúng ta thực sự cảm thấy có lỗi khi hủy kết bạn trên mạng. Vì sao lại như vậy?
Cảm giác tội lỗi ấy đến từ đâu? Theo Michael Andreychik, Giáo sư môn tâm lý học tại Đại học Fairfield, nó xảy ra khi con người cảm thấy họ có thể đã vi phạm một chuẩn mực nào đó. Dù giỏi ngụy biện đến đâu, nó vẫn tạo cảm giác không thoải mái khi vi phạm “tiêu chuẩn ngầm” của tình bạn, ngay cả khi bạn đã không liên hệ với họ trong nhiều năm.
Evelyn Bilias Lolis, trợ lý giáo sư về giáo dục đặc biệt và tâm lý trường học, cho rằng chúng ta quên mất thế giới ảo cũng là một phần mở rộng của thế giới thực đang sống. Con người thường gặp khó khăn khi đặt ra ranh giới riêng tư, xảy ra cả với đời sống cá nhân, công việc hay online.
Với nhiều người, không phải ai họ kết nối trên mạng cũng từng gặp ngoài đời thật. Song, theo Dustin Kidd, giáo sư môn tâm lý xã hội của Đại học Temple, các mối liên kết lỏng lẻo này vẫn đóng vai trò quan trọng trong “cảm giác được kết nối” của chúng ta.
Mọi người cần kết nối, “và khi các mối liên hệ bị phá vỡ, chúng ta bắt đầu cảm thấy bị cô lập khỏi cộng đồng và trong thời đại mạng xã hội, những kết nối mạng xã hội trở thành một phần giúp chúng ta gắn kết trong cộng đồng lớn hơn”.
Kidd tóm gọn mọi thứ như sau: Tưởng tượng bạn đang theo dõi 3.000 người và muốn giảm còn 500. Bạn muốn thu hẹp số người theo dõi trong phạm vi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… để mang đến trải nghiệm tốt hơn khi lên mạng. Song, để đến được con số này, bạn cần phải đánh giá mối quan hệ với 2.500 người và một cách tự nhiên, nó tốn nhiều sức lực. Trong đó, có những lo ngại về việc mọi người sẽ để ý và chất vấn chúng ta.
Điều này dẫn đến việc lo ngại khi hủy kết bạn Facebook ai đó sẽ làm ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận chúng ta. Phần lớn mọi người đều muốn tạo ra hình ảnh tích cực cho bản thân, áp dụng với cả sự hiện diện trực tuyến. Khi không còn là bạn bè với ai đó trên mạng, nó giống như bạn từ chối ai đó. Cảm giác càng tệ hơn nếu ai đó là người mà bạn biết trong thực tế.
Vậy, làm thế nào để vượt qua sau khi “thanh lọc” danh sách bạn bè Facebook? Điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là hãy đặt bản thân lên trước tiên. Bạn nên đánh giá mối quan hệ online dựa trên giá trị mang lại. Chẳng hạn, nếu những gì họ chia sẻ không làm cho bạn tích cực hơn, đó là lúc phải xem lại. Bạn hoàn toàn có quyền cắt đứt kết nối nếu nó không còn phù hợp trong cuộc sống của bạn. Nó tạo ra khoảng trống để chúng ta ưu tiên những mối quan hệ có ích hơn.
Ngoài ra, cách thức chúng ta chia sẻ trên mạng cũng đang thay đổi. Nếu như vài năm trước, chúng ta dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn của ai đó không thân thiết thì nay, với các lo ngại về quyền riêng tư, điều này đã khác đi. Mọi người muốn bảo vệ quyền riêng tư nhiều hơn và họ không nên cảm thấy có lỗi khi muốn hạn chế phạm vi kết nối.
Một điểm nữa, khi nhấn nút hủy kết bạn, chúng ta thường nghĩ rằng họ sẽ để ý? Thực tế là đây chỉ là những giả định của chúng ta. Nhiều khi chúng ta làm gì đó và mọi người thậm chí không để tâm.
Sau cùng, không có gì sai trái khi chúng ta muốn trải nghiệm online tốt hơn cho bản thân. Dù đôi khi khiến chúng ta phải tự vấn, đây là bước cần làm để hướng đến tương lai dễ chịu hơn.
Theo Du Lam/Mashable (ICT News)