Ảnh: Shutterstock
Theo nhà tâm lý học Carl Jung, những khác nhau giữa các loại cá tính này cơ bản là do năng lượng. Người hướng ngoại thường nhận được năng lượng bằng các tương tác xã hội, trong khi người hướng nội cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng.
Tuy nhiên, không ai hoàn toàn là thuộc mẫu người này hoặc mẫu người kia – những người hướng nội cũng thích các dịp giao lưu xã hội, và người hướng ngoại thỉnh thoảng sẽ thích đọc một cuốn sách ở nơi nào đó yên tĩnh. Điều mà ai cũng thấy rõ là một số người thiên về nhóm này hơn nhóm kia.
Linda Blair, một nhà tâm lý học lâm sàng, nói với Business Insider rằng mức độ hướng nội hay hướng ngoại của một người thật sự là nằm trong DNA của người đó. Nói cách khác, chúng ta không thể thay đổi điều đó được.
“Nó liên quan tới cái gọi là nhu cầu được khơi gợi. Đây không phải là sự khơi gợi về mặt tình dục, mà là nhu cầu được kích thích trước khi bạn hành động – trước khi bạn có thể làm những gì mà mình muốn”, bà nói.
Những người hướng nội có nhiều chất hóa học làm cho họ cảm thấy được kích thích. Người hướng ngoại không có nhiều như thế. Đó là lý do vì sao người hướng nội có khuynh hướng tránh những nơi đông đúc hoặc các deadline (thời điểm phải kết thúc chuyện gì đó) – những điều mà có thể tạo thêm áp lực lên cho họ – vì họ đã có áp lực từ bên trong bản thân.
Những người hướng ngoại không có đủ chất hóa học mang tính khơi gợi này. Vì thế để hoàn tất mọi chuyện hoặc để có được thời gian vui vẻ, họ cần cảm thấy như thể mình đã sẵn sàng hành động, và tìm kiếm những nơi có áp lực.
“Nó không liên quan gì tới sự tự tin, mà là liên quan tới áp lực và sự khơi gợi. Bạn hướng ngoại hay hướng nội như thế nào là một điều gì đó bạn cần phải chấp nhận. Bạn cần phải làm việc với nó, sống với nó, và sử dụng nó như là lợi thế của mình”, bà cho biết.
Hans Eysenck, nhà tâm lý học người Đức, đã nảy ra giải thích mang tính sinh học này dành cho người hướng nội và người hướng ngoại các đây vài thập niên.
Về cơ bản, nó nghĩa rằng nếu một người hướng nội ở trong một nhà hàng ồn ào hay một văn phòng đông đúc thì họ sẽ dễ dàng bị kích thích quá mức hay ngập trong tác động về mặt cảm xúc. Một người hướng ngoại cần phải có những môi trường mang tính kích thích cao này để khiến cho họ làm bất cứ điều gì.
Một giả thuyết khác phát biểu rằng mọi chuyện là do các hệ thống tưởng thưởng. Giả thuyết này cho rằng bộ não của người hướng ngoại thì nhạy cảm với các phần thưởng, chẳng hạn như làm cho ai đó cười trong một cuộc tương tác xã hội. Người hướng nội không tìm kiếm những phần thưởng này.
Những nghiên cứu khác đã cho thấy người hướng ngoại chú ý tới khuôn mặt nhiều hơn so với người hướng nội như thế nào, và người hướng nội có một tỷ lệ chức năng não cao hơn ở những vùng liên quan tới việc học, sự thận trọng và kiểm soát vận động ra sao.
Có nhiều cách mà bộ não của người hướng nội và người hướng ngoại được chứng tỏ là khác nhau. Cũng có những nghiên cứu cho thấy sự khác nhau trong hành vi.
Chẳng hạn, người hướng ngoại nói chuyện trừu tượng hơn, còn người hướng nội nói chuyện cụ thể hơn, và người hướng ngoại có lợi thế về chuyện nói và đọc một ngôn ngữ mới, trong khi người hướng nội lại giỏi nghe một ngôn ngữ mới hơn.
Ngoài ra, người hướng ngoại có thể liều lĩnh hơn và mặc quần áo sặc sỡ hơn.
Theo bà Blair, điều này không nhất thiết nghĩa là người hướng ngoại hạnh phúc hơn hay thậm chí là tự tin hơn. Đó chỉ đơn giản là một cách sống khác. Đừng quên rằng hai người có thể đến dự cùng một bữa tiệc và lưu lại đó vì những động lực khác nhau hoàn toàn.
“Để cho thấy sự tự tin không có nghĩa là bạn phải đi ra ngoài và hòa mình vào những đám đông. Để cho thấy sự tự tin, có thể là bạn chọn cách ở một mình. Tâm lý học chỉ quan tâm đến chuyện vì sao bạn làm một điều gì đó, chứ không phải bạn làm gì”, bà cho biết.
Theo nhà tâm lý học Carl Jung, những khác nhau giữa các loại cá tính này cơ bản là do năng lượng. Người hướng ngoại thường nhận được năng lượng bằng các tương tác xã hội, trong khi người hướng nội cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng.
Tuy nhiên, không ai hoàn toàn là thuộc mẫu người này hoặc mẫu người kia – những người hướng nội cũng thích các dịp giao lưu xã hội, và người hướng ngoại thỉnh thoảng sẽ thích đọc một cuốn sách ở nơi nào đó yên tĩnh. Điều mà ai cũng thấy rõ là một số người thiên về nhóm này hơn nhóm kia.
Linda Blair, một nhà tâm lý học lâm sàng, nói với Business Insider rằng mức độ hướng nội hay hướng ngoại của một người thật sự là nằm trong DNA của người đó. Nói cách khác, chúng ta không thể thay đổi điều đó được.
“Nó liên quan tới cái gọi là nhu cầu được khơi gợi. Đây không phải là sự khơi gợi về mặt tình dục, mà là nhu cầu được kích thích trước khi bạn hành động – trước khi bạn có thể làm những gì mà mình muốn”, bà nói.
Những người hướng nội có nhiều chất hóa học làm cho họ cảm thấy được kích thích. Người hướng ngoại không có nhiều như thế. Đó là lý do vì sao người hướng nội có khuynh hướng tránh những nơi đông đúc hoặc các deadline (thời điểm phải kết thúc chuyện gì đó) – những điều mà có thể tạo thêm áp lực lên cho họ – vì họ đã có áp lực từ bên trong bản thân.
Những người hướng ngoại không có đủ chất hóa học mang tính khơi gợi này. Vì thế để hoàn tất mọi chuyện hoặc để có được thời gian vui vẻ, họ cần cảm thấy như thể mình đã sẵn sàng hành động, và tìm kiếm những nơi có áp lực.
“Nó không liên quan gì tới sự tự tin, mà là liên quan tới áp lực và sự khơi gợi. Bạn hướng ngoại hay hướng nội như thế nào là một điều gì đó bạn cần phải chấp nhận. Bạn cần phải làm việc với nó, sống với nó, và sử dụng nó như là lợi thế của mình”, bà cho biết.
Hans Eysenck, nhà tâm lý học người Đức, đã nảy ra giải thích mang tính sinh học này dành cho người hướng nội và người hướng ngoại các đây vài thập niên.
Về cơ bản, nó nghĩa rằng nếu một người hướng nội ở trong một nhà hàng ồn ào hay một văn phòng đông đúc thì họ sẽ dễ dàng bị kích thích quá mức hay ngập trong tác động về mặt cảm xúc. Một người hướng ngoại cần phải có những môi trường mang tính kích thích cao này để khiến cho họ làm bất cứ điều gì.
Một giả thuyết khác phát biểu rằng mọi chuyện là do các hệ thống tưởng thưởng. Giả thuyết này cho rằng bộ não của người hướng ngoại thì nhạy cảm với các phần thưởng, chẳng hạn như làm cho ai đó cười trong một cuộc tương tác xã hội. Người hướng nội không tìm kiếm những phần thưởng này.
Những nghiên cứu khác đã cho thấy người hướng ngoại chú ý tới khuôn mặt nhiều hơn so với người hướng nội như thế nào, và người hướng nội có một tỷ lệ chức năng não cao hơn ở những vùng liên quan tới việc học, sự thận trọng và kiểm soát vận động ra sao.
Có nhiều cách mà bộ não của người hướng nội và người hướng ngoại được chứng tỏ là khác nhau. Cũng có những nghiên cứu cho thấy sự khác nhau trong hành vi.
Chẳng hạn, người hướng ngoại nói chuyện trừu tượng hơn, còn người hướng nội nói chuyện cụ thể hơn, và người hướng ngoại có lợi thế về chuyện nói và đọc một ngôn ngữ mới, trong khi người hướng nội lại giỏi nghe một ngôn ngữ mới hơn.
Ngoài ra, người hướng ngoại có thể liều lĩnh hơn và mặc quần áo sặc sỡ hơn.
Theo bà Blair, điều này không nhất thiết nghĩa là người hướng ngoại hạnh phúc hơn hay thậm chí là tự tin hơn. Đó chỉ đơn giản là một cách sống khác. Đừng quên rằng hai người có thể đến dự cùng một bữa tiệc và lưu lại đó vì những động lực khác nhau hoàn toàn.
“Để cho thấy sự tự tin không có nghĩa là bạn phải đi ra ngoài và hòa mình vào những đám đông. Để cho thấy sự tự tin, có thể là bạn chọn cách ở một mình. Tâm lý học chỉ quan tâm đến chuyện vì sao bạn làm một điều gì đó, chứ không phải bạn làm gì”, bà cho biết.