Trung bình lượng sao băng của Thiên Cầm rơi vào khoảng 15-20 vệt/giờ. Tuy nhiên, số lượng sao băng là rất khó đoán định trước. Lịch sử từng ghi nhận trường hợp sao băng Lyrids “bùng nổ” trên bầu trời như năm 1982, mưa sao băng Lyrids đạt tới 180-300 vệt sao băng chỉ trong vài phút hay năm 1922 mưa sao băng đạt 100 vệt/giờ.
Sao Chức Nữ chiếu sáng chòm sao Thiên Cầm giúp chúng ta nhìn rõ mưa sao băng. Ảnh minh họa
Ngôi sao Chức Nữ sẽ ló ra ở đường chân trời hướng đông bắc khoảng 9 đến 10 giờ đêm (tùy theo giờ địa phương), nó tiến dần lên cao, và lên cao nhất vào lúc nửa đêm. Sao Chức Nữ càng lên cao thì bạn sẽ càng quan sát được nhiều sao băng hơn. Ngôi sao này nằm khá xa về phía bắc xích đạo trên bầu trời, nên đây là lý do ở bán cầu bắc sẽ quan sát được mưa sao băng tốt hơn. Ngay trước bình minh, sao Chức Nữ và tâm điểm của mưa sao băng lên đỉnh đầu đó là lí do sao băng xuất hiện hơn nhiều trước bình minh.
Nếu bạn trông thấy một ngôi sao băng, hãy chú ý, nó có thể sẽ để lại một vệt sáng dài – đó là dải khí ion hóa phát sáng kéo dài khoảng vài giây, hoặc ít hơn khi. Khoảng một phần tư các sao băng Thiên Cầm có “đuôi” dài như vậy.
Mưa sao băng dù ngắn nhưng hoàn toàn có thể nhìn được bằng mắt thường. Do đó bạn nên chọn đúng thời điểm và tìm nơi có tầm nhìn càng rộng càng tốt để ngắm sao băng. Nếu ngắm qua kính viễn vọng hay ống nhòm bạn có thể sẽ để sót mất một số hình ảnh đẹp.
Sau mưa sao băng Lyrid, người yêu thiên văn tiếp tục có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Bảo Bình, một trận mưa sao băng khá lớn xuất hiện trong tháng 5.
Thanh Nhàn (T/h)
VietBao.vn