Vì sao nhiều người không có SIM chính chủ?
Theo tâm lý chung của người dùng, SIM điện thoại đơn giản dùng để liên lạc. Chính vì vậy, người dùng thường không chú trọng đến các thông tin đăng ký của thuê bao.
Việc thuê bao chưa được đăng ký chính chủ là do người dùng ngại các thủ tục phiền phức, rắc rối. Bên cạnh đó, không ít người sử dụng SIM đã kích hoạt sẵn, mua từ cửa hàng không chính thức hoặc thông qua các kênh rao vặt, giá rẻ. Ngoài ra, còn có một số trường hợp mua lại SIM từ chủ cũ, tự chuyển nhượng nhưng không thay đổi thông tin.
Theo quy định, mỗi CMND chỉ được đăng ký tối đa 13 số thuê bao chính chủ, giới hạn với từng loại SIM. Trong đó bao gồm tối đa 3 SIM trả trước và 10 SIM trả sau.
Trước đây, các chủ đại lý thường bán SIM kích hoạt sẵn với thông tin thuê bao không chính xác. Kể từ khi bộ TT&TT siết chặt quản lý SIM kích hoạt sẵn, hiện tượng này đã giảm hẳn. Tuy nhiên tại một số nơi, vẫn có tình trạng đại lý huy động CMND của sinh viên, học sinh để đăng ký SIM kích hoạt sẵn.
Thói quen xấu của người dùng đã vô tình gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người chủ sở hữu thuê bao di động. Chính bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.
Một nội dung quan trọng của Nghị định 49 là tiến hành thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, trong đó có quy định về việc đăng ký thuê bao chính chủ. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49 có hiệu lực, nhà mạng phải đảm bảo toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu đúng theo quy định. Chính vì vậy, ngày 24/4/2018 là thời điểm cuối cùng để các thuê bao bổ sung thông tin thuê bao và đăng ký SIM chính chủ.
Làm thế nào để đăng ký SIM chính chủ?
Để kiểm tra SIM của mình đã đăng ký hay chưa, người dùng cần nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động.
Trong trường hợp nhận kết quả trả về không trùng khớp với thông tin cá nhân, chủ thuê bao cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng để tiến hành đăng ký SIM chính chủ.
Trong quá trình đó, người dùng cần mang theo đầy đủ các giấy tờ bao gồm CMND bản gốc và 1 bản photo (không cần công chứng).
Ngoài ra, người dùng sẽ phải cung cấp 5 số thuê bao thường xuyên gọi thoại hoặc nhắn tin tính từ 30 ngày gần nhất. Bên cạnh đó, nhà mạng cũng có thể yêu cầu cung cấp thông tin mệnh giá thẻ nạp gần nhất, số tiền còn dư trong tài khoản… để xác thực chính xác người chủ thuê bao. Trong quá trình này, tài khoản gốc có trên SIM sau khi đăng ký sẽ được bảo lưu, tuy nhiên tài khoản khuyến mãi sẽ không được bảo lưu.
Để tiện lợi hơn cho người dùng di động, 2 nhà mạng là Viettel và Vinaphone cũng đã bổ sung cho khách hàng của mình phương án đăng ký từ xa. Người dùng có thể tham khảo cách đăng ký SIM chính chủ từ xa trong các bài viết của VietNamNet.
Trọng Đạt
Theo tâm lý chung của người dùng, SIM điện thoại đơn giản dùng để liên lạc. Chính vì vậy, người dùng thường không chú trọng đến các thông tin đăng ký của thuê bao.
Việc thuê bao chưa được đăng ký chính chủ là do người dùng ngại các thủ tục phiền phức, rắc rối. Bên cạnh đó, không ít người sử dụng SIM đã kích hoạt sẵn, mua từ cửa hàng không chính thức hoặc thông qua các kênh rao vặt, giá rẻ. Ngoài ra, còn có một số trường hợp mua lại SIM từ chủ cũ, tự chuyển nhượng nhưng không thay đổi thông tin.
Theo quy định, mỗi CMND chỉ được đăng ký tối đa 13 số thuê bao chính chủ, giới hạn với từng loại SIM. Trong đó bao gồm tối đa 3 SIM trả trước và 10 SIM trả sau.
Trước đây, các chủ đại lý thường bán SIM kích hoạt sẵn với thông tin thuê bao không chính xác. Kể từ khi bộ TT&TT siết chặt quản lý SIM kích hoạt sẵn, hiện tượng này đã giảm hẳn. Tuy nhiên tại một số nơi, vẫn có tình trạng đại lý huy động CMND của sinh viên, học sinh để đăng ký SIM kích hoạt sẵn.
Thói quen xấu của người dùng đã vô tình gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người chủ sở hữu thuê bao di động. Chính bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.
Một nội dung quan trọng của Nghị định 49 là tiến hành thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, trong đó có quy định về việc đăng ký thuê bao chính chủ. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49 có hiệu lực, nhà mạng phải đảm bảo toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu đúng theo quy định. Chính vì vậy, ngày 24/4/2018 là thời điểm cuối cùng để các thuê bao bổ sung thông tin thuê bao và đăng ký SIM chính chủ.
Làm thế nào để đăng ký SIM chính chủ?
Để kiểm tra SIM của mình đã đăng ký hay chưa, người dùng cần nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động.
Trong trường hợp nhận kết quả trả về không trùng khớp với thông tin cá nhân, chủ thuê bao cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng để tiến hành đăng ký SIM chính chủ.
Trong quá trình đó, người dùng cần mang theo đầy đủ các giấy tờ bao gồm CMND bản gốc và 1 bản photo (không cần công chứng).
Ngoài ra, người dùng sẽ phải cung cấp 5 số thuê bao thường xuyên gọi thoại hoặc nhắn tin tính từ 30 ngày gần nhất. Bên cạnh đó, nhà mạng cũng có thể yêu cầu cung cấp thông tin mệnh giá thẻ nạp gần nhất, số tiền còn dư trong tài khoản… để xác thực chính xác người chủ thuê bao. Trong quá trình này, tài khoản gốc có trên SIM sau khi đăng ký sẽ được bảo lưu, tuy nhiên tài khoản khuyến mãi sẽ không được bảo lưu.
Để tiện lợi hơn cho người dùng di động, 2 nhà mạng là Viettel và Vinaphone cũng đã bổ sung cho khách hàng của mình phương án đăng ký từ xa. Người dùng có thể tham khảo cách đăng ký SIM chính chủ từ xa trong các bài viết của VietNamNet.
Trọng Đạt