Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) cảnh báo Địa Trung Hải hiện là một trong những vùng biển bị ảnh hưởng nặng nề nhất về ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.
Theo một báo cáo được phát hành hôm 8/6, WWF ghi nhận mức độ vi nhựa cao kỷ lục ở Địa Trung Hải với khoảng 1,25 triệu hạt/km2, cao gấp 4 lần so với “đảo nhựa” ở phía bắc Thái Bình Dương, AFP đưa tin.
Vi nhựa là những hạt nhựa nhỏ có kích thước chưa tới 5 mm. Hạt vi nhựa dưới đại dương thường có nguồn gốc từ những mảnh rác thải nhựa lớn phân hủy. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn như hải sản, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Nhựa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân trên thế giới, nhưng chỉ một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế và hầu hết bị thải xuống các đại dương.
Theo WWF, khoảng 95% chất thải trôi nổi trên biển và ở các bãi biển của Địa Trung Hải là rác thải nhựa. Phần lớn chúng có nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Ai Cập và Pháp.
Trước thực trạng này, WWF kêu gọi tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải cần có một thỏa thuận quốc tế để giảm lượng rác thải nhựa trên biển, như tăng cường tái chế và tái sử dụng, hạn chế đồ nhựa dùng một lần như ống hút, chai nước, hộp thức ăn hay túi nylon và hướng tới loại bỏ toàn bộ mỹ phẩm cũng như chất tẩy rửa có chứa vi nhựa vào năm 2025.
Theo một báo cáo được phát hành hôm 8/6, WWF ghi nhận mức độ vi nhựa cao kỷ lục ở Địa Trung Hải với khoảng 1,25 triệu hạt/km2, cao gấp 4 lần so với “đảo nhựa” ở phía bắc Thái Bình Dương, AFP đưa tin.
Vi nhựa là những hạt nhựa nhỏ có kích thước chưa tới 5 mm. Hạt vi nhựa dưới đại dương thường có nguồn gốc từ những mảnh rác thải nhựa lớn phân hủy. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn như hải sản, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Nhựa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân trên thế giới, nhưng chỉ một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế và hầu hết bị thải xuống các đại dương.
Theo WWF, khoảng 95% chất thải trôi nổi trên biển và ở các bãi biển của Địa Trung Hải là rác thải nhựa. Phần lớn chúng có nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Ai Cập và Pháp.
Trước thực trạng này, WWF kêu gọi tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải cần có một thỏa thuận quốc tế để giảm lượng rác thải nhựa trên biển, như tăng cường tái chế và tái sử dụng, hạn chế đồ nhựa dùng một lần như ống hút, chai nước, hộp thức ăn hay túi nylon và hướng tới loại bỏ toàn bộ mỹ phẩm cũng như chất tẩy rửa có chứa vi nhựa vào năm 2025.