Theo South China Morning Post, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang hơn khi Mỹ liên tục áp hàng rào thuế quan lên nhiều mặt hàng quan trọng của các công ty Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đặc biệt là công nghệ và pin năng lượng mặt trời.
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa thông báo phản đối quyết định trợ cấp cho các công ty năng lượng tái tạo của chính phủ Mỹ, đồng thời áp đặt thuế quan với các dòng sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ nước này.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, làm tổn hại tới lợi ích của nước này, đặc biệt khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thêm phần gay gắt.
Phía Trung Quốc cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các chính sách áp thuế mới đây của Mỹ. Nước này khẳng định, Mỹ đang không chỉ làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc mà còn làm suy yếu quyền lực của WTO.
Hồi tháng 1/2018, Mỹ đã bắt đầu áp thuế tự vệ trong bốn năm, với mức thuế suất 30% trong năm đầu tiên và giảm dần chỉ còn 15% trong năm thứ tư.
Bộ trưởng thương mại Trung Quốc khẳng định: “Các hành vi vi phạm của Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, đặc biệt với các sản phẩm như quang điện, làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích thương mại của Trung Quốc. Do đó cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là biện pháp vô cùng cần thiết giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên, đồng thời duy trì các quy tắc thương mại đa phương”.
Động thái áp thuế tự vệ của Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới các công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc như GCL, Jinko Solar và Canadian Solar,…hiện đang hoạt động tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên theo một quan chức Trung Quốc giấu tên chia sẻ, thuế năng lượng mặt trời của Mỹ không quá ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc.
Peng Peng, một nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng tái tạo Trung Quốc cũng không coi vụ tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc này là một câu chuyện lớn. Ông cho rằng, vấn đề năng lượng mặt trời đã tồn tại nhiều năm và Trung Quốc là bên đã đẩy những tranh chấp đó lên cao.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng trợ cấp và năng lực sản xuất quy mô lớn để giảm giá bán, hòng gây sức ép cạnh tranh với các công ty Mỹ trong hàng loạt các lĩnh vực, bao gồm năng lượng mặt trời.
Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp quang điện Trung Quốc, năng lực sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời của Mỹ giảm từ 1,5 GW (2011) xuống chỉ còn 1GW vào năm ngoái do nhiều công ty bị phá sản.
Tuy nhiên phía Trung Quốc một mực khẳng định, các nhà sản xuất của nước này không hề được hưởng lợi từ trợ cấp trực tiếp mà nhờ môi trường cạnh tranh khốc liệt đã buộc các công ty phải giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh.
Năm nay, nhiều công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng “đóng cửa” mới khi chính phủ công bố kế hoạch năng lượng điện mặt trời chỉ khoảng 30GW trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 53GW hồi năm 2017.
Mặc dù thay đổi chính sách trên có phần bất lợi nhưng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng sản lượng. Từ tháng 1-5/2018, xuất khẩu các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng 21% so với cùng kỳ. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thị trường lớn nhất của Trung Quốc hiện nay vẫn là Ấn Độ.
Có thể thấy, Trung Quốc không hẳn bị động trước lệnh áp thuế của Mỹ. Năng lượng mặt trời vốn dĩ chỉ là một phần trên bàn cờ thương mại lớn. Do đó việc Trung Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO nếu không cẩn thận có thể gây tác dụng ngược và làm cuộc chiến thương mại thêm phần phức tạp hơn.
Tiến Thanh
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa thông báo phản đối quyết định trợ cấp cho các công ty năng lượng tái tạo của chính phủ Mỹ, đồng thời áp đặt thuế quan với các dòng sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ nước này.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, làm tổn hại tới lợi ích của nước này, đặc biệt khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thêm phần gay gắt.
Phía Trung Quốc cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các chính sách áp thuế mới đây của Mỹ. Nước này khẳng định, Mỹ đang không chỉ làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc mà còn làm suy yếu quyền lực của WTO.
Hồi tháng 1/2018, Mỹ đã bắt đầu áp thuế tự vệ trong bốn năm, với mức thuế suất 30% trong năm đầu tiên và giảm dần chỉ còn 15% trong năm thứ tư.
Bộ trưởng thương mại Trung Quốc khẳng định: “Các hành vi vi phạm của Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, đặc biệt với các sản phẩm như quang điện, làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích thương mại của Trung Quốc. Do đó cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là biện pháp vô cùng cần thiết giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên, đồng thời duy trì các quy tắc thương mại đa phương”.
Động thái áp thuế tự vệ của Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới các công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc như GCL, Jinko Solar và Canadian Solar,…hiện đang hoạt động tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên theo một quan chức Trung Quốc giấu tên chia sẻ, thuế năng lượng mặt trời của Mỹ không quá ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc.
Peng Peng, một nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng tái tạo Trung Quốc cũng không coi vụ tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc này là một câu chuyện lớn. Ông cho rằng, vấn đề năng lượng mặt trời đã tồn tại nhiều năm và Trung Quốc là bên đã đẩy những tranh chấp đó lên cao.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng trợ cấp và năng lực sản xuất quy mô lớn để giảm giá bán, hòng gây sức ép cạnh tranh với các công ty Mỹ trong hàng loạt các lĩnh vực, bao gồm năng lượng mặt trời.
Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp quang điện Trung Quốc, năng lực sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời của Mỹ giảm từ 1,5 GW (2011) xuống chỉ còn 1GW vào năm ngoái do nhiều công ty bị phá sản.
Tuy nhiên phía Trung Quốc một mực khẳng định, các nhà sản xuất của nước này không hề được hưởng lợi từ trợ cấp trực tiếp mà nhờ môi trường cạnh tranh khốc liệt đã buộc các công ty phải giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh.
Năm nay, nhiều công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng “đóng cửa” mới khi chính phủ công bố kế hoạch năng lượng điện mặt trời chỉ khoảng 30GW trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 53GW hồi năm 2017.
Mặc dù thay đổi chính sách trên có phần bất lợi nhưng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng sản lượng. Từ tháng 1-5/2018, xuất khẩu các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng 21% so với cùng kỳ. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thị trường lớn nhất của Trung Quốc hiện nay vẫn là Ấn Độ.
Có thể thấy, Trung Quốc không hẳn bị động trước lệnh áp thuế của Mỹ. Năng lượng mặt trời vốn dĩ chỉ là một phần trên bàn cờ thương mại lớn. Do đó việc Trung Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO nếu không cẩn thận có thể gây tác dụng ngược và làm cuộc chiến thương mại thêm phần phức tạp hơn.
Tiến Thanh