Các nhà khoa học Ý phát hiện một hồ nước lỏng bên dưới lớp băng cực bắc của sao Hỏa nhờ sử dụng radar thăm dò.
Bằng chứng được thu thập bởi Radar tiên tiến mặt ngoài và âm thanh Ion quyển, còn được gọi là MARSIS lắp trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, CNN đưa tin hôm 25/7.
Từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, MARSIS đã được sử dụng để khảo sát vùng Planum Australe, thuộc khu vực đỉnh băng phía nam của sao Hỏa. Nó gửi xung radar qua bề mặt và đỉnh băng cực, sau đó đo sóng phản xạ lại tới tàu Mars Express.
Tàu thăm dò Mar Express của cơ quan vũ trụ châu Âu (Ảnh: dw.com)
Bản đồ được thiết lập từ 29 mẫu đo đạc do radar thực hiện cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong tín hiệu gần một dặm bên dưới bề mặt. Nó kéo dài khoảng 12,5 dặm và nhìn rất giống với hồ được tìm thấy bên dưới đảo Greenland và thềm băng Nam Cực trên Trái Đất. Radar phản ánh độ sáng của địa hình, báo hiệu rằng đó là nước.
“Chúng tôi nhìn nhận rằng đặc điểm này tương đồng với một hồ nước lỏng trên sao Hỏa,” các tác giả đã viết trong nghiên cứu. Họ cũng loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào khác cho độ sáng này.
Các xung radar từ tàu vũ trụ Mars Express được phát lên bề mặt sao Hỏa để nghiên cứu (Ảnh: ESA)
Trước đây, đã có một số gợi ý về nước trên sao Hỏa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về sự hiện diện của một nguồn nước ổn định trên hành tinh đỏ. Tuy nhiên, giả thuyết về sự hiện diện của nước lỏng tại đáy của cực sao Hỏa từng được đưa ra từ 31 năm trước.
Với vị trí nằm bên dưới đỉnh băng cực, nước được dự kiến sẽ ở dưới điểm đóng băng thông thường. Đồng thời các muối như magiê, canxi và natri đã được tìm thấy trên sao Hỏa có thể giúp nước tạo thành nước muối, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ đóng băng cho phép nước hồ được giữ ở thể lỏng.
Chẳng hạn, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, trên Trái Đất, các hồ tồn tại bên dưới dải băng Nam Cực có nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng âm 60 độ C và các hồ nước mặn trên Trái đất có thể giữ được chất lỏng ở mức âm 13 độ C. Trong khi đó, nước biển mặn đóng băng ở âm 2 độ C.
Phần tín hiệu màu xanh da trời ám chỉ một hồ nước lớn nằm bên dưới bề mặt hành tinh đỏ (Ảnh: ESA)
Nhưng những phát hiện này đáng tin cậy đến mức nào?
Các chuyên gia bên ngoài đã không thể xác nhận những phát hiện này với các radar khác, như SHARAD – bộ dò radar trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter.
“Chúng tôi không nhìn thấy kết quả tương tự trên SHARAD, thậm chí khi chúng tôi tổng hợp quan sát để tạo ra các khung hình 3 chiều CATSCAN về cả hai đỉnh cực”, Nathaniel Putzig, khoa học gia cao cấp tại Viện khoa học Hành tinh kiêm phó đội trưởng giám sát radar SHARAD trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter cho biết trong một email.
Sao Hỏa có thể từng là một hành tinh xanh giống Trái Đất (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, phía SHARAD hy vọng sẽ thu được kết quả tương tự với dữ liệu của MARSIS trong lần khảo sát tới. Đây thực sự là một phát hiện rất đáng chú ý và có thể chứng thực rằng, sao Hỏa đã từng có những thời kỳ huy hoàng với điều kiện phát triển sự sống không thua kém gì Trái đất.
Câu hỏi đặt ra khi đó sẽ là: Điều gì đã xảy ra với hành tinh tươi đẹp đó?
Video:
Hoài Anh
Bằng chứng được thu thập bởi Radar tiên tiến mặt ngoài và âm thanh Ion quyển, còn được gọi là MARSIS lắp trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, CNN đưa tin hôm 25/7.
Từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, MARSIS đã được sử dụng để khảo sát vùng Planum Australe, thuộc khu vực đỉnh băng phía nam của sao Hỏa. Nó gửi xung radar qua bề mặt và đỉnh băng cực, sau đó đo sóng phản xạ lại tới tàu Mars Express.
Tàu thăm dò Mar Express của cơ quan vũ trụ châu Âu (Ảnh: dw.com)
Bản đồ được thiết lập từ 29 mẫu đo đạc do radar thực hiện cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong tín hiệu gần một dặm bên dưới bề mặt. Nó kéo dài khoảng 12,5 dặm và nhìn rất giống với hồ được tìm thấy bên dưới đảo Greenland và thềm băng Nam Cực trên Trái Đất. Radar phản ánh độ sáng của địa hình, báo hiệu rằng đó là nước.
“Chúng tôi nhìn nhận rằng đặc điểm này tương đồng với một hồ nước lỏng trên sao Hỏa,” các tác giả đã viết trong nghiên cứu. Họ cũng loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào khác cho độ sáng này.
Các xung radar từ tàu vũ trụ Mars Express được phát lên bề mặt sao Hỏa để nghiên cứu (Ảnh: ESA)
Trước đây, đã có một số gợi ý về nước trên sao Hỏa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về sự hiện diện của một nguồn nước ổn định trên hành tinh đỏ. Tuy nhiên, giả thuyết về sự hiện diện của nước lỏng tại đáy của cực sao Hỏa từng được đưa ra từ 31 năm trước.
Với vị trí nằm bên dưới đỉnh băng cực, nước được dự kiến sẽ ở dưới điểm đóng băng thông thường. Đồng thời các muối như magiê, canxi và natri đã được tìm thấy trên sao Hỏa có thể giúp nước tạo thành nước muối, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ đóng băng cho phép nước hồ được giữ ở thể lỏng.
Chẳng hạn, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, trên Trái Đất, các hồ tồn tại bên dưới dải băng Nam Cực có nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng âm 60 độ C và các hồ nước mặn trên Trái đất có thể giữ được chất lỏng ở mức âm 13 độ C. Trong khi đó, nước biển mặn đóng băng ở âm 2 độ C.
Phần tín hiệu màu xanh da trời ám chỉ một hồ nước lớn nằm bên dưới bề mặt hành tinh đỏ (Ảnh: ESA)
Nhưng những phát hiện này đáng tin cậy đến mức nào?
Các chuyên gia bên ngoài đã không thể xác nhận những phát hiện này với các radar khác, như SHARAD – bộ dò radar trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter.
“Chúng tôi không nhìn thấy kết quả tương tự trên SHARAD, thậm chí khi chúng tôi tổng hợp quan sát để tạo ra các khung hình 3 chiều CATSCAN về cả hai đỉnh cực”, Nathaniel Putzig, khoa học gia cao cấp tại Viện khoa học Hành tinh kiêm phó đội trưởng giám sát radar SHARAD trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter cho biết trong một email.
Sao Hỏa có thể từng là một hành tinh xanh giống Trái Đất (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, phía SHARAD hy vọng sẽ thu được kết quả tương tự với dữ liệu của MARSIS trong lần khảo sát tới. Đây thực sự là một phát hiện rất đáng chú ý và có thể chứng thực rằng, sao Hỏa đã từng có những thời kỳ huy hoàng với điều kiện phát triển sự sống không thua kém gì Trái đất.
Câu hỏi đặt ra khi đó sẽ là: Điều gì đã xảy ra với hành tinh tươi đẹp đó?
Video:
Hoài Anh