Khoảng 3.000 người Thụy Điện đã cấy những con microchip nhỏ chỉ bằng hạt gạo vào cơ thể để giúp cuộc sống thường ngày của họ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ, họ có thể vẫy tay gần một chiếc máy để mở khóa phòng làm việc hay phòng gym thay vì phải mang theo các loại thẻ khóa, thẻ định danh, hay thậm chí là vé tàu xe như hiện tại.
Theo tờ BusinessInsider, công nghệ này lần đầu được đưa vào sử dụng ở Thụy Điển vào năm 2015, và nó đã giúp thay thế nhiều thứ cần thiết trong cuộc sống thường ngày. Ulrika Celsing, một phụ nữ 28 tuổi có microchip trong bàn tay, cho biết con chip tí hon này đã thay thế thẻ gym và thẻ khóa văn phòng của cô. Khi đến nơi làm việc, Celsing chỉ việc vẫy tay gần một hộp nhỏ và nhập mã để mở cửa.

Năm ngoái, doanh nghiệp đường sắt Nhà nước SJ cũng đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm quét tay hành khách với các con chip sinh trắc học để thu phí đi tàu ngay trong khoang hành khách. Các bạn có thể xem trong đoạn video dưới đây:

Về lý thuyết, chẳng có lý do nào về mặt công nghệ hạn chế việc sử dụng microchip để thanh toán hàng hóa như một chiếc thẻ tín dụng không chạm, nhưng có vẻ như chưa có ai thử làm như vậy cả.
Cảm giác “như kiến đốt”
Để cấy chip vào tay người dùng, người ta làm một thủ thuật tương tự xỏ khuyên tai, với công cụ là một chiếc xi-lanh. Celsing cho biết cô cấy chip vào tay mình trong một sự kiện tại nơi làm việc, và cô cảm giác như “một vết kiến đốt nho nhỏ”.
Tuy nhiên, việc cấy ghép chip có thể gây nhiễm trùng hoặc các phản ứng phụ đối với hệ miễn dịch của cơ thể.
Đoạn clip được quay vào năm 2015 dưới đây cho thấy thủ thuật cấy microchip vào tay người dùng

Sự trỗi dậy của biohacking
Biohacking là chỉnh sửa cơ thể bằng công nghệ, và trào lưu này ngày một mạnh hơn khi ngày càng nhiều người bắt đầu sử dụng các thiết bị đeo công nghệ như Apple Watch hay Fitbit.

Khoảng 4 năm trước, nhóm biohacking Thụy Điển Bionyfiken đã tổ chức các “buổi tiệc cấy ghép” – nơi nhiều nhóm người đến dự và cấy các con chip vào tay trên quy mô lớn – tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Mexico.
50 nhân viên của công ty máy bán hàng tự động Three Square Market (trụ sở tại Wisconsin, Mỹ) đã tình nguyện cấy ghép các microchip vào tay nhằm mục đích sử dụng chúng để mua đồ ăn nhẹ, đăng nhập máy tính, hay dùng máy photocopy.
Cay microchip duoi da de thay the the dinh danh co thanh xu huong toan cau?
Tony Danna, Phó Chủ tịch Three Square Market đang cấy microchip vào tay tại trụ sở công ty, tháng 8/2017.
Thụy Điển là một quốc gia đặc biệt khi sẵn sàng thử các công nghệ mới hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
Hơn 10 triệu người dân của nước này sẵn sàng chia sẻ các thông tin cá nhân, vốn đã được ghi vào hệ thống an ninh xã hội của Thụy Điển và có thể truy cập bất kỳ lúc nào. Được biết, nếu bạn sống tại Thụy Điển, bạn có thể tìm xem mức lương của những người khác chỉ cần gọi điện đến các cơ quan thuế công mà thôi.
Nhiều người dân không tin rằng công nghệ microchip đã đủ tiên tiến để bị hack. Libberton, một nhà vi sinh học, cho rằng dữ liệu được thu thập và chia sẻ bởi các con chip cấy ghép quá hạn chế nên người dùng không cần phải lo ngại bị hack hay bị theo dõi.
Cay microchip duoi da de thay the the dinh danh co thanh xu huong toan cau?
Ảnh chụp X-quang một bàn tay với microchip nằm giữa ngón trỏ và ngón cái.
Nhà sáng lập Hannes Sjoblad của Bionyfiken nói vào năm 2015 rằng: “Cơ thể người là nền tảng lớn tiếp theo. Cơ thể được kết nối đã là một hiện tượng, và sự cấy ghép này chỉ là một phần của nó mà thôi…
Chúng ta đã và đang cập nhật cơ thể mình với các công nghệ trên diện rộng như các thiết bị đeo. Nhưng mọi thiết bị đeo mà chúng ta đang mang trên người ngày nay sẽ có thể được cấy ghép vào cơ thể trong từ 5 đến 10 năm nữa.
Ai lại muốn mang theo một chiếc smartphone hay smartwatch cồng kềnh khi mà bạn có thể đặt chúng vào ngón tay? Tôi nghĩ đó là hướng mà công nghệ này đang nhắm đến”.
Theo VnReview

VietBao.vn